Nhiều người thường cho rằng rán sơ cá trước khi cho vào nấu canh chua sẽ giúp cá bớt mùi tanh, thịt cá săn chắc hơn vì đã được bao bởi lớp "màng" khi rán.
Việc rán cá cũng trở thành tranh luận trên diễn đàn nấu ăn vì người cho rằng rán cá lên thì món canh sẽ có mùi cá rán nên không còn thanh mát. Người thì cho rằng không rán cá lên thì cá sẽ bị tanh và món canh không thơm.
Thực chất nấu ăn là theo khẩu vị từng người từng gia đình từng vùng miền. Và chuyện rán cá hay không rán cũng lại là đặc trưng nấu ăn của nhiều gia đình.
Rán cá lên mới nấu có khử tanh?
Việc thích rán cá lên rồi mới nấu tùy thuộc khẩu vị gia đình. Tuy nhiên rán cá sơ qua rồi mới cho vào nấu có giảm tanh không?
Mùi tanh của canh cá chủ yếu tới từ việc cá để lâu, axit amin trong cá bị biến đổi gây mùi tanh. Hơn nữa nấu cá tanh là do cách chế biến không sạch sẽ và nêm nước lạnh khi nấu cá.
Thế nên mùi tanh tới chủ yếu từ cách nấu và xử lý cá. Việc rán cá có góp phần giúp giảm độ tanh, bởi khi rán sơ thì lớp da ngoài của cá gặp dầu nóng co lại nhanh nên giúp giữ nước cá ngọt bên trong và không làm tiết nhiều axit amin vào nước canh nên bớt tanh. Hơn nữa khi rán cá thì có một mùi thơm của dầu mỡ nên cũng đánh mùi tanh. Tuy nhiên đây không phải yếu tố quan trọng nhất giảm tanh.
Việc khử tanh quan trọng nhất là chọn cá tươi, nấu ngay và cách sơ chế cá sạch sẽ, cách nấu canh cá đúng trình tự để không tanh. Nếu cá không tươi, sơ chế cá không sạch thì có rán sơ lên rồi vẫn bị tanh.
Các chiêu khử tanh cho canh cá
Không dùng nước lạnh phải dùng nước sôi để nấu canh cá
Khi nấu canh cá cần đun nước sôi mới thả cá vào, kể cả cá đã rán sơ hay không. Bởi thả vào khi nước đã sôi, cá co lại nhanh chóng nên giữ vị ngọt trong thịt. Cá gặp nước sôi thì co nhanh lại, da cá chín nhanh nên không tiết ra nhiều axit amin làm tanh nước. Nếu trường hợp cần nêm thêm nước vào nồi canh thì chuẩn bị sẵn bình nước sôi bên cạnh. Lúc cần thêm nước mà nêm nước lạnh thì cá càng tanh.
Mở vung khi nấu sẽ bớt tanh
Một phần axit amin trong cá tan vào nước gây mùi tanh. Chúng sẽ được bay hơi khi mở vung. Do đó nồi cá sẽ bớt tanh. Khi cá sôi cũng nên đun lửa liu riu đừng đun sôi ùng ục để thịt cá không nát, thịt ngọt và dinh dưỡng không bị phân hủy mạnh trong nước, nên sẽ bớt tanh, nồi nước cá trong thanh hơn.
Dùng gia vị nấu cùng để khử tanh
Khi nấu canh cá cũng nên dùng đủ ác gia vị phù hợp để khử tanh. Cách nấu canh chua một số địa phương miền Bắc là cho nghệ, mẻ vừa tạo vị vừa khử tanh. Một số nơi dùng các quả chua như tai chua, cà chua, quả dọc... Nấu canh chua miền Nam thường sẽ dùng thêm quả thơm (dứa) vừa tạo vị ngọt vừa khử tanh... Ngoài ra các rau thơm như ngổ, thì là, hành lá cung giúp khử mùi tanh.
Khử tanh cá bằng rửa cá với rượu
Sơ chế cá vô cùng quan trọng để khử mùi tanh. Bạn cần làm sạch, đánh qua bằng muối để hết nhớt ngoài thân cá và cạo sạch lớp màng đen trong bụng cá sẽ bớt tanh. Hơn nữa rượu trắng hoạc rượu nấu ăn khử tanh cá rất tốt. Bạn có thể ngâm cá vào nước pha rượu tầm 10 phút, cá vừa hết nhớt lại hết tanh.
Khi nấu canh chua, ngoài việc hương vị khác nhau do dùng gia vị khác nhau, rau thơm khác nhau, cách nấu khác nhau thì việc rán sơ cá hay không cũng tạo vị khác nhau. Miếng cá rán sơ lên thì vị ngọt nằm trong thịt cá, cá tiếp xúc nhiệt dầu nóng nên sẽ có chút mùi nóng khét không còn thanh mát như cá chưa rán. Cá chưa rán cho vào nấu vị sẽ đặc trưng cá không bị “át” bởi mùi rán nên nhiều người quen ăn rán sơ mói nấu sẽ tưởng tượng rằng cá chưa rán nấu lên sẽ bị tanh. Bởi vậy việc rán hay không vẫn là phụ thuộc vào sở thích khẩu vị của từng gia đình.
Tác giả: An Nhiên
-
Hầm đỗ đen chỉ biết bỏ đường và nước lạnh là Sai: Phải làm thêm bước này đậu nhanh nhừ, ăn bùi ngậy
-
Loại quả nhiều người chê “nhớt" hoá ra là “nhân sâm xanh", giá rẻ như cho nhưng nấu với tôm có món ngon bổ
-
Mẹ đảm không cần chảo chống dính, chỉ cần 1 chiếc lá và 1 tờ giấy, chiên rán giòn mọi thứ không dính chảo
-
Luộc măng đừng chỉ đổ nước lã vào nồi: Đây là cách đẩy hết chất độc, măng mềm thơm
-
5 đức tính của người mẹ ‘hiền đức, nhân từ’ nuôi dạy con cái thành người ưu tú, tài hoa