5 đức tính của người mẹ ‘hiền đức, nhân từ’ nuôi dạy con cái thành người ưu tú, tài hoa

11:38, Thứ bảy 16/03/2024

( PHUNUTODAY ) - Trí tuệ và đức hy sinh, cách dạy dỗ và sự hậu thuẫn của người mẹ đã định hình vận mệnh cho con cái.

Hình ảnh người mẹ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy nên nhân cách của con trẻ. Người mẹ sở hữu những tính cách tốt đẹp sẽ tạo nên những đứa con tài năng và thành công trong tương lai.

Đằng sau các bậc danh nhân kiệt xuất lưu danh thiên cổ thời xưa, đều có hình ảnh của một người mẹ vĩ đại, hiền đức và nhân từ. Những người mẹ ấy thực sự đã dệt nên biết bao câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

Người mẹ ‘hiền đức, nhân từ’ nuôi dạy nên những đứa trẻ ưu tú, tài hoa

Người mẹ ‘hiền đức, nhân từ’ nuôi dạy nên những đứa trẻ ưu tú, tài hoa

Dưới đây là 5 đức tính của người mẹ ‘hiền đức, nhân từ’ nuôi dạy nên những đứa trẻ ưu tú, tài hoa:

1. Thiện lương, nhân ái

Người xưa từng nói: Phúc đức tại mẫu. Một người mẹ đoan chính, nhân hậu và thiện lương, hay làm việc thiện giúp người thì sẽ mang lại cho con cái, gia đình và con cháu vô tận phúc đức.

Bởi vậy, cổ nhân từng có câu “Hảo nữ nhân hội vượng tam đại” (Một người phụ nữ tốt sẽ giúp ba đời hưng thịnh).

Ở bên cạnh người mẹ có tình yêu thương và sự dịu dàng khiến cảm xúc của trẻ thêm phong phú. Trẻ sẽ học được từ mẹ sự tốt bụng, ấm áp và thiện lương.

Mẹ dạy con yêu thương và lòng nhân ái thì con sẽ giữ được điều tốt đẹp trong tim mình. Sau này lớn lên, trẻ nhất định sẽ là người tốt, được nhiều người yêu quý, tin tưởng và giúp đỡ.

2. Chăm chỉ và khéo chi tiêu

Hầu hết, những người mẹ đều siêng năng, chịu thương chịu khó, cho dù trước đó, họ vốn dĩ là một người phụ nữ lười biếng nhưng một khi kết hôn sinh con sẽ trở thành một người hoàn toàn khác.

Họ trở thành một người phụ nữ siêng năng chịu khó, đem tình yêu đối với con cái biến thành hành động cụ thể, họ luôn nỗ lực và chăm chỉ làm việc. Đây có lẽ là bản năng của con người, là thiên tính vĩ đại của một người mẹ.

Trong gia đình, sự hy sinh, chịu khó, tiết kiệm của người vợ, người mẹ luôn được đề cao. Mẹ là người hầu như làm hết các việc trong gia đình từ nấu ăn, giặt đồ, rửa chén bát, lau dọn nhà. Mẹ cũng là người quyết định thu chi, từ chuyện mua đồ ăn, học phí, sách vở của con, luôn phải tính toán sao cho hợp lý.

Do đó, người mẹ chịu khó chăm lo việc nhà, biết cách chi tiêu khéo léo sẽ khiến gia đình hạnh phúc, êm ấm hơn. Đây cũng là đức tính tốt mà mẹ nên dạy cho con để sau này trưởng thành có thể tự lập trong cuộc sống. Con cái sẽ coi mẹ là tấm gương phản chiếu để học tập theo.

Những lời mẹ dạy trẻ hằng ngày sẽ giúp trẻ hình thành thói quen chăm chỉ, sử dụng tiền bạc hợp lý.

3. Trí tuệ

Ngạn ngữ có câu: “Ở ngoài nghe lời thầy, ở nhà nghe lời mẹ”.

Chương Thị, mẹ của triết gia nổi tiếng Mạnh Tử đã một mình chèo chống nuôi dưỡng giáo dục người con trai mồ côi cha từ nhỏ. Để cho con mình có được một môi trường giáo dục tốt nhất, bà đã chuyển nhà tới ba lần.

Ngôi nhà đầu tiên hai mẹ con Mạnh Tử chuyển đến là ở gần nghĩ.a trang. Bà để ý thấy con trai mình thường lén ra đó để chơi và bà nhận thấy đây không phải là môi trường tốt. Vì vậy, bà đã dọn nhà ra gần chợ.

Thế nhưng ngay khi bà nghe thấy Mạnh Tử nhại giọng điệu mặc cả, chua chéo thì bà lại quyết định chuyển nhà lần nữa.

Mạnh Mẫu bèn dọn nhà đến ở cạnh trường học và bà nhận thấy Mạnh Tử học theo những khuôn mẫu lễ giáo, học hành chăm chỉ thì bấy giờ bà mới yên tâm: “Đây mới là chỗ ở của con ta”. Đó thực sự là cách dạy dỗ con cái thể hiện trí huệ của người mẹ.

4. Giữ gìn gia đình

Cổ nhân xưa thường nói: “Hiền thê lương mẫu” với hàm ý khen ngợi những người phụ nữ rất biết giữ gìn gia đình, là người vợ hiền mẹ tốt.

Trong lịch sử Trung Hoa, hoàng hậu Trưởng Tôn luôn được xem là hoàng hậu đức hạnh nhân từ nhất và là người vợ tuyệt vời nhất. Đường Thái Tông đã có công lập nên một triều đại nhà Đường thịnh vượng nhất trong lịch sử.

Ngoài uy đức của mình, Đường Thái Tông đại trị thiên hạ nhờ vào các đại thần tài ba văn võ song toàn và không thể không kể đến sự hậu thuẫn của người vợ hiền từ đảm đang của mình, Trưởng Tôn hoàng hậu. Phẩm hạnh cao cả và trái tim nhân từ của bà được dân chúng tôn kính và ngưỡng mộ.

Cũng trong lịch sử Trung Quốc, đại thần dám dùng lời nói thẳng để can gián nhà vua có lẽ nổi tiếng nhất là Ngụy Trưng dưới đời Đường Thái Tông và có lần khiến vị vua anh minh này tức giận vô cùng, vì đã từng làm mất mặt vua trước bao quần thần.

Ngay khi biết rõ câu chuyện, bằng phong thái trang nghiêm nhưng cũng rất nhẹ nhàng từ tốn, hoàng hậu quỳ xuống trước mặt Đường Thái Tông nói: “Xin chúc mừng bệ hạ! Thiếp nghe rằng chỉ khi nào Hoàng đế là một minh quân thì mới xứng đáng được quần thần dùng lời thẳng thắn mà can gián”. Sự hiền đức và trí huệ của bà không chỉ giữ được sự tôn nghiêm cho chồng, mà còn hóa giải được hiểu nhầm với một cận thần tài đức.

5. Mạnh mẽ và tự tin

Có một câu nói thế này “Nữ tử bổn nhược, vi mẫu tắc cường”, ý muốn nói rằng, phái nữ vốn dĩ yếu đuối, nhu mì và dịu dàng, nhưng khi họ có con, thiên tính và bản năng của người làm mẹ trỗi dậy, khiến họ ngày càng trở nên kiên cường, mạnh mẽ và tự tin hơn rất nhiều.

Trong mắt con trẻ, thì người mẹ là người vĩ đại, toàn năng, có thể làm được mọi điều. Người mẹ bản lĩnh, mạnh mẽ, tràn ngập sự tự tin chính là tấm gương để con học theo. Những tính cách tốt của mẹ sẽ giúp con trẻ có được sự mạnh mẽ, không ngại khổ không ngại khó, có thể tự tin đối mặt với những thử thách sau này.

Mẹ là người sinh ra con, ban cho con cuộc sống. Mẹ cũng là người chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ, bên cạnh và yêu thương con mỗi ngày. Có thể nói, mẹ là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến con, là người mà con có thể tin tưởng và dựa dẫm vào. Trong cuộc đời mỗi người, mẹ chính là người thầy tốt nhất.

Để dạy con trở thành người ưu tú sau này, trước hết mẹ cần có những đức tính tốt, lấy giáo dục gia đình làm nền tảng, mẹ là tấm gương để con học hỏi. Chỉ khi mẹ có những phẩm chất tốt thì dạy con mới sớm nên người, hứa hẹn tương lai thành công của con.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc