Mỗi đứa trẻ thường có một kiểu tính cách khác nhau. Có 1 số đứa trẻ rất thích nói chuyện với bố mẹ của mình, luôn vui vẻ, hòa đồng. Ngược lại, một số đứa trẻ lại luôn tỏ ra vô cảm, lạnh lùng, xa cách. Chúng dường như luôn trốn tránh và không muốn gần gũi với ai.
Rõ ràng có sự khác biệt rất lớn giữa 2 kiểu con cái này và nguyên nhân gây ra xuất phát từ cách giáo dục của bố mẹ.
Trên thực tế, có 4 kiểu gia đình khiến con cái lúc nào cũng cảm thấy thoải mái nhất, có mối quan hệ cực kỳ tốt với bố mẹ như sau:
Bố mẹ cởi mở
Không khó để nhận thấy bố mẹ ngày nay rất hiện đại, cởi mở, đề cao sự tự do của con cái. Họ không có suy nghĩ cổ hủ "bố mẹ đặt đâu con ngồi đó", luôn hỏi ý kiến của con cái, tích cực tiếp thu những kiến thức dạy con hợp thời đại. Điều này giúp cho trẻ trở nên tự tin, năng động và sáng tạo hơn.
Trong mối quan hệ gia đình sẽ không khỏi tránh có những lúc bố mẹ và con cái mâu thuẫn. Thế nhưng, kiểu bố mẹ cởi mở sẽ đề cao sự tranh luận, không áp đặt, sau cùng sẽ thống nhất ý kiến 2 bên. Khi làm như vậy, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Bố mẹ tâm lý
Con cái luôn mong muốn bố mẹ có thể hiểu mình nhiều hơn. Trong quá trình lớn lên, trẻ không tránh khỏi có những lúc bướng bỉnh gây ra lỗi lầm. Nếu bố mẹ hiểu được cảm xúc của con mình, họ sẽ đồng cảm, không cười nhạo, chê bai hay la mắng.
Mỗi lỗi lầm đều là một bài học kinh nghiệm thực tế trẻ cần trải qua trong quá trình lớn lên. Nếu hiểu được điều này, con cái thực sự biết ơn sự tâm lý của bố mẹ mình.
Bố mẹ biết quan tâm
Mặc dù bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Thế nhưng, kiểu bố mẹ này không muốn biến con mình thành một đứa trẻ "khổng lồ". Họ vẫn chăm sóc con cái đầy đủ nhưng không quá bao bọc, vẫn để trẻ có không gian riêng được tự do làm những điều mình thích. Điều này khiến cho đứa trẻ có tâm lý vững vàng, lúc nào cũng vui vẻ, tràn đầy tự tin.
Ngoài vấn đề chăm sóc con cái liên quan tới thể chất, kiểu bố mẹ này đặc biệt quan tâm tới tâm lý của con mình. Mỗi ngày, dù bận rộn tới đâu, họ cũng dành thời gian nói chuyện, chưa bao giờ phớt lờ những cảm xúc vui buồn của con cái. Chính vì thế, con cái rất yêu quý bố mẹ mình, có chuyện gì cũng muốn kể cho bố mẹ nghe.
Bố mẹ biết lắng nghe
Có không ít bố mẹ sau khi nghe con cái kể chuyện liền nói những câu như "gáo nước lạnh" tạt vào mặt trẻ, khiến chúng tụt hết cảm xúc. Ban đầu, ý định của trẻ mong muốn tìm sự đồng cảm, an ủi từ bố mẹ nhưng không ngờ sau khi kể ra lại nhận về kết quả không như mong đợi. Sau vài lần như vậy, chắc chắn một điều rằng chẳng có đứa trẻ nào muốn tiếp tục kể chuyện cho bố mẹ mình nghe nữa.
Nếu là kiểu bố mẹ biết lắng nghe, khi nghe con cái kể chuyện, họ sẽ chăm chú nghe và quan sát, sau đó đưa ra những kinh nghiệm cá nhân để trẻ tham khảo chứ không áp đặt chúng phải làm theo. Việc chia sẻ cảm xúc cá nhân, bố mẹ sẽ phần nào cho trẻ thấy được, hóa ra bố mẹ mình cũng từng có lúc như vậy. Điều này khiến trẻ cảm thấy bớt buồn và tin tưởng vào bố mẹ hơn.
Khi con cái lớn lên nếu vẫn giữ được mối quan hệ gắn bó với bố mẹ, điều đó thật đáng mừng. Là bố mẹ, chúng ta cần thích ứng với sự phát triển và thay đổi của con cái, sự thấu hiểu là nền tảng vững chắc để con cái yêu quý bố mẹ mình hơn.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Muốn có miếng sườn thơm ngon, thịt mềm làm theo công thức này là chuẩn nhất
-
4 loại thực phẩm tưởng tốt cho trẻ nhưng càng ăn càng suy giảm trí nhớ, dừng ngay còn kịp
-
Moby Kid - Tự hào là hệ thống sản phẩm mẹ và bé chính hãng cao cấp uy tín hiện nay
-
Nộm củ đậu với dừa theo cách này đảm bảo vừa ngon lại đơn giản, ai cũng làm được
-
3 việc mẹ càng ‘lười’ con càng thông minh, giỏi giang: Liệu bạn có làm được?