Ngày 12/9, Khoa hồi sức tích cực và chống độc, bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, đang điều trị tích cực cho bé N.H.H. ở huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) bị rắn hổ mang cắn.
Theo hồ sơ bệnh án, ngày 4/9, bé H. vào bếp chơi thì bị con gì đó cắn vào chân. Do bếp tối nên bé H. không biết bị con gì cắn, chỉ thấy đau nhói ngay vị trí bị cắn. Cha mẹ bé H. chủ quan cho rằng bé bị mèo cắn nên không đưa đi bệnh viện chữa trị.
Khoảng 22 tiếng đồng hồ sau, người bé H. có dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt, người lơ mơ, chân tụ máu.
Lúc này, gia đình mới hốt hoảng đưa con đến bệnh viện Đa khoa Dầu Giây rồi chuyển tiếp lên bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cấp cứu.
Ngay khi nhập viện, bé H được lấy máu đưa đi xét nghiệm, xác định có tình trạng rối loạn đông máu nặng. Qua kiểm tra vết cắn kĩ, các bác sĩ đưa đến kết luận, bé H. bị rắn hổ mang cắn nên điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn, kháng sinh…
Đến nay, sau 7 điều trị tại bệnh viện, H. vẫn còn mệt, tinh thần chưa tỉnh táo, chân bị cắn vẫn còn sưng to.
Theo bác sĩ Khoa hồi sức tích cực và chống độc, bé H. chỉ cần đưa đến viện muộn chút nữa có thể tử vong. Quá trình điều trị của bé sẽ khó khăn và kéo dài hơn.
Trước đó, tại TP. HCM, bệnh viện Nhi đồng 2 TP. HCM cũng tiếp nhận một bệnh nhi 7 tuổi bị rắn cắn trong tình trạng trẻ buồn nôn, lơ mơ, vết cắn sưng tụ máu lớn. Trường hợp này, gia đình cũng không biết con mình bị rắn cắn nên 4 tiếng sau, khi trẻ có dấu hiệu trở nặng mới được đưa đến viện.
Rất may qua làm xét nghiệm máu và chẩn đoán vết cắn, các bác sĩ Khoa Nội tổng hợp, bệnh viện Nhi đồng 2 xác định bé bị rắn lục đuôi đỏ cắn nên cho điều trị tích cực, không nguy hiểm tính mạng.
Qua hai trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo, trẻ bị con vật cắn gây đau nhức, dù chưa rõ con gì cắn cha mẹ cũng không nên chủ quan giữ lại nhà mà hãy cho bé nhập viện ngay lập tức để bác sĩ xác định và chữa trị kịp thời.
Sơ cứu khác nhau, tùy loại rắn độc
Theo khuyến cáo tại trang thông tin BV Bạch Mai (Hà Nội), khi có người bị rắn độc cắn, điều đầu tiên cần nghĩ là làm sao cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, nhờ đó nạn nhân có đủ thời gian để kịp được vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc.
Đồng thời, không để bệnh nhân tự đi lại; áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường). Việc làm này để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Tuy nhiên, không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm; cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề. Và sau đó, vận chuyển bệnh nhân nhanh nhất có thể đến cơ sở y tế. Nếu bệnh nhân khó thở, khẩn trương hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).
Hiện nay, người dân hay rỉ nhau cách sơ cứu khi bị rắn cắn là buộc garo phía trên vị trí bị thương. Tuy nhiên, việc làm này dễ dẫn đến phải cắt bỏ chi hoặc liệt.
BV Bạch Mai khuyến cáo, không được sử dụng biện pháp garo chi (tay/chân) dễ làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể). Nhiều trường hợp sau đó hoại tử phải cắt chi.
Việc trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn được các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy không có lợi ích mà còn gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh... nhiễm trùng nặng); việc hút nọc độc cũng không đáng tin cậy khi các nhà sản xuất thiết bị hút đặc biệt ủng hộ việc dùng các sản phẩm của họ.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Loại hạt phòng ung thư, bảo vệ gan, thận hiệu quả hàng đầu mà ai cũng đang ném bỏ
-
Thói quen đang gây ra 2/3 ca tử vong mỗi năm của người Việt
-
Ăn trứng kiểu này là đang tự hại chính gia đình bạn
-
Ăn món này đều đặn cả năm bạn không tốn tiền mua thuốc hay nhập viện
-
Sốc: 23 tuổi ung thư giai đoạn muộn vi lý do không ngờ tới