Để hết nồng độ cồn nhanh nhất chỉ cần nắm mẹo sau đây, rất đơn giản

( PHUNUTODAY ) - Có nhiều người đã tìm cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở.

Một số mẹo làm giảm nồng độ cồn:

Thuốc giải rượu

Thời gian gần đây, thuốc giải rượu được xem là giải pháp tối ưu giúp giảm nồng độ cồn tồn tại bên trong hơi thở. Không chỉ thế, thuốc giải rượu còn giúp giảm tác hại của bia rượu, từ đó hỗ trợ bảo vệ sức khỏe gan, dạ dày hiệu quả, giúp bạn tỉnh táo hơn sau mỗi cuộc vui.

Nếu gặp tình huống bất khả kháng, phải uống nhiều rượu bạn hãy bỏ túi ngay cho mình 1 liều thuốc giải rượu để có thể sử dụng ngay sau khi bữa nhậu kết thúc.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống bổ sung nhiều nước để đẩy nhanh việc đào thải cồn trong máu, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa.

Nhai kẹo cao su, xịt nước thơm miệng

Phương pháp này có thể che giấu được mùi rượu, bia trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, kẹo cao su có hương thơm mát sẽ làm tăng hiệu quả khử mùi, đồng thời kích thích tiết ra nước bọt giúp pha loãng axit dạ dày, vi khuẩn và các hạt gây mùi trong miệng. Giải pháp này có thể tạm thời làm mất đi mùi rượu và mùi cồn khi bạn giao tiếp với người khác.

Uống trà gừng

Gừng có tác dụng rất tốt với sức khoẻ, hương nồng ấm của gừng cũng có thể khử được mùi rượu, bia trong miệng. Ngoài ra uống trà gừng còn giúp giải rượu nhanh hơn nữa.

Uống nước chanh tươi

Chanh là phương thuốc hữu ích giúp loại bỏ mùi hôi. Ngoài ra, chanh giúp loại bỏ các chất độc tích lũy từ cơ thể, do đó làm giảm mùi rượu.

Uống nhiều nước

Rượu làm cho miệng bạn khô, môi trường tốt cho vi khuẩn gây mùi. Vì vậy, nếu uống thêm nước khi đang thưởng thức đồ uống có cồn, nó sẽ giúp bạn giữ nước và tránh khô miệng. Ngoài việc giảm hơi thở có mùi rượu, nước cũng làm giảm cơn buồn nôn do rượu gây ra.

Đánh răng hoặc dùng nước súc miệng

Bạn còn có thể đánh răng hoặc dùng nước súc miệng sau khi uống rượu bia để che bớt đi mùi cồn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên đây không phải là cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở vì cách này chỉ có thể “đánh lừa” ở bên ngoài, còn khi kiểm tra hơi thở từ phổi thì vẫn chứa nồng độ cồn như bình thường.

Trên thực tế, nồng độ cồn thường tồn tại trong cơ thể lên tới 24 giờ và sau khoảng 15 phút uống rượu bia, khi uống rượu bia càng nhiều thì nồng độ và thời gian giải rượu bia càng lâu.

Không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là "sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể". Điều này phụ thuộc vào lượng bia rượu uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân, từ đó mới có chỉ số nhất định sau bao lâu mới hết nồng độ cồn trong máu.

Tuy nhiên đây là một số thông tin bạn cần lưu ý:

Nồng độ cồn vẫn đo được trong máu sau 6-12 giờ.

Sau 12-24 giờ nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.

Sau 36 giờ vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72 giờ vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Các chuyên gia cho rằng, cách tốt nhất không bị đo nồng độ cồn là người dân không nên uống hoặc hạn chế uống rượu, bia.

Cách tốt nhất để không bị phạt vì vi phạm luật giao thông:

- Cách tốt và an toàn nhất bạn nên gọi xe ôm, taxi hoặc người nhà đến đón về sau khi nhậu xong.

- Nếu buộc phải đi xe, bạn nên ngồi nghỉ khoảng 2 tiếng hoặc ngủ 1 giấc ngắn trước khi lái xe để nồng độ cồn trong máu giảm xuống.

Ngoài ra uống rượu bia có hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu uống rượu bia quá nhiều và uống trong thời gian có thể gây ra các bệnh: gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và xơ gan do rượu và thậm chí là ung thư gan.

Tác giả: Vũ Ngọc