Bà bầu bị ngứa khắp người khi mang thai do những biến đổi về sinh lý, nồng độ estrogen tăng cao, da bị căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần..Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến cảm giác ngứa.
Bị mẩn ngứa khắp người là bệnh gì ở bà bầu?
Theo ước tính của các nhà khoa học, có khoảng 14% phụ nữ mang thai thường xuyên bị ngứa, đặc biệt từ ba tháng thứ 2 trở đi của thai kỳ. Ngứa da là một trong nhiều triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên mẹ bầu bị ngứa da khi mang thai cũng không đáng lo ngại.
Ngứa dễ gặp ở thai phụ, tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, ngứa quá mức đến cảm thấy bứt rứt, phải bôi dầu nóng, gãi đến trầy xước da, chảy máu thì chỉ gặp ở một số ít người. Có trường hợp chỉ ngứa, không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu gì trên da. Có một số trường hợp khác thấy xuất hiện những dấu mẩn đỏ, không đau. Khi trời nóng thì thấy người mẩn đỏ nhiều hơn và ngứa cũng nhiều hơn.
Do đâu bà bầu bị ngứa?
Nguyên nhân chung có thể là do biến đổi về sinh lý khi cơ thể tăng cân khi mang thai, hormone thai kỳ ảnh hưởng đến lượng sắc tố, đổ mổ hôi nhiều do nóng trong thai kỳ hay do bị ứ mật hoặc viêm nhiễm. Cụ thể:
Sự tăng trưởng của tử cung để có chỗ cho em bé khiến da bị giãn, khô (xerosis) và trở nên khó chịu, ngứa ngáy. Những hormone được sản xuất ra trong thai kỳ ảnh hưởng đến cơ thể, da tự cọ xát hoặc cọ xát vào quần áo và đổ mồ hôi, nên ẩm ướt và gây ra chứng phát ban, nổi rôm. Chúng thường xuất hiện ở các nếp gấp của da và các nếp nhăn, gây ngứa và khó chịu.
Cuối thai kỳ, một số phụ nữ xuất hiện những mảng ngứa lớn dưới dạng mề đay và sần (PUPP), bắt nguồn từ dạ dày và lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể như bụng, đùi và cánh tay. Hiện tượng đó gây ngứa quá mức, nhưng lại không gây hại gì cho bạn và thai nhi.
Mụn phồng rộp thường xảy ra ở giai đoạn 3 của thai kỳ nhưng cũng có những trường hợp xảy ra ở giai đoạn đầu, có thể gây ra các biến chứng kéo theo sự chậm phát triển của thai nhi và sinh non. Ngoài ra, có khoảng 2% thai phụ mắc phải tắt mật trong gan, khiến ngứa nặng sẽ làm mẹ bầu khó chịu, gãi đến trầy xước, tổn thương da. Tình trạng này do mật chảy không bình thường trong ống dẫn nhỏ của gan và tích tụ trong cơ thể, gây ra hiện tượng ngứa quá mức.
Mẹ bầu rất có thể bị nhiễm nấm, thay đổi độ pH vùng âm hộ – âm đạo. Điều này khiến cho vùng âm đạo trở nên quá kiềm khi mang thai cũng dẫn đến tình trạng ngứa âm đạo. Và tình trạng viêm nang lông trong thai kỳ cũng thường xảy da trong tháng cuối của thai kỳ, gây ngứa ở những vùng có lông như vùng nhô hạ vệ, nách, vùng lông tay, lông chân…
Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang