Dạy trẻ kĩ năng sử dụng các vật dụng thiết yếu
Hằng ngày, trong sinh hoạt gia đình, bố mẹ nên dạy trẻ sử dụng các đồ dùng, thiết bị như lấy nước ở bình, bật quạt, lấy đồ ăn ở tủ lạnh…
Luôn nhắc nhở con khóa cửa cẩn thận, tắt các thiết bị như bóng điện, quạt,… khi không sử dụng. Những kĩ năng này còn giúp con học thói quen tiết kiệm.
Chỉ dạy con lưu ý và ghi nhớ địa điểm để các vật dụng phòng khi cần như đèn pin khi mất điện…
Dạy bé chuẩn bị một vài món đồ ăn sẵn. Việc này tốt nhất là mẹ nên chuẩn bị sẵn cho con, rồi chỉ bé chỗ để của chúng.
Dạy trẻ kĩ năng tránh xa các mối nguy hại trong nhà
- Cất hết các vật dụng có thể gây hại như dao, kéo, gây ra lửa như diêm, bật lửa, bếp ga, ổ điện. Dạy cho bé biết mức độ nguy hiểm của những vật dụng đó.
- Dạy trẻ không ra chỗ ban công, hành lang. Những chỗ này nên được đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.
- Giao cho bé nhiệm vụ khi ở nhà, không nhất thiết là bài tập, có thể là hoàn thành một trò chơi, câu đố nào đó để bé không thấy nhàm chán mà nghịch ngợm.
- Dạy con nguyên tắc chạy ra khỏi nhà khi có hỏa hoạn.
Dạy trẻ kĩ năng cảnh giác với người lạ
Nguyên tắc cơ bản nhất cần dạy trẻ khi ở nhà một mình là kĩ năng cảnh giác với người lạ để đảm bảo tính an toàn, tránh những đối tượng có ý đồ xấu.
- Khóa tất cả các cửa lại.
- Tuyệt đối không mở cửa cho bất kì ai. Gỉa vờ gọi thật to, nếu là kẻ xấu sẽ tưởng có bố mẹ ở nhà và bỏ đi ngay.
- Không đi ra khỏi nhà với bất kì ai.
- Trẻ ở nhà một mình có thể mở ti vi hoặc to tiếng để kẻ xấu tưởng có người ở nhà sẽ không dám gọi cửa.
- Khi có đối tượng lạ tấn công cần la hét thật to, gọi hàng xóm hoặc kêu cứu
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu tâm đến việc dạy con các yếu tố an toàn như sau:
- Dạy con những kỹ năng thoát hiểm vô cùng cần thiết bao gồm kỹ năng ứng phó khi có hoả hoạn xảy ra, tập cho trẻ làm quen và ghi nhớ số điện thoại cứu hộ,…
- Dán danh sách số điện thoại khẩn cấp, bao gồm số điện thoại của các thành viên trong gia đình, những người hàng xóm và bạn bè đáng tin cậy, cả số của những nhân viên cấp cứu.
- Luôn có sẵn một bộ đồ sơ cứu trong nhà. Dạy con kỹ năng sơ cứu cơ bản đầu tiên.
- Để đèn pin, nến, các thiết bị chạy bằng pin ở vị trí dễ lấy trong trường hợp mất điện. Hãy chỉ cho bé chỗ để những vật này.
- Đảm bảo rằng con luôn biết cách liên lạc với bạn khi bạn đi vắng, bé biết số điện thoại cầm tay cũng như số điện thoại văn phòng của bạn. Hãy thường xuyên kiểm tra hộp thư tin nhắn và nhanh chóng bắt máy khi thấy cuộc gọi hay tin nhắn của con.
- Dự trữ một số thực phẩm ăn liền được đóng gói sẵn thay vì cho phép trẻ nấu ăn khi không có sự giám sát của người lớn trong nhà.
- Thường xuyên gọi và kiểm tra con mình khi bé ở nhà một mình. Hãy cho bé biết nếu bạn về muộn.
Cuối cùng hãy cho con thấy sự tin tưởng và sẵn sàng thưởng “hậu hĩnh” nếu con không sợ hãi và làm tốt việc được giao khi ở nhà một mình.
Tác giả: Mộc
-
Thấy những nơi này trẻ bày ra bừa bộn mẹ đừng vội nổi nóng, bởi khi lớn lên con sẽ thông minh hơn người
-
Nghiên cứu cho thấy: Trẻ sinh ra nặng hơn 4kg có nguy cơ mắc một hội chứng về nhịp tim khi trưởng thành
-
Những điều cần biết về du học Mỹ bạn không nên bỏ qua
-
Chọn trường mầm non, đừng quá vội vàng, hãy kĩ càng với KiddiHub
-
Mới 8 tuổi gan đã trắng xóa mỡ, bác sĩ nói nguyên nhân do cha mẹ