Thế chấp sổ BHXH có vi phạm pháp luật?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động có quyền được giữ sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) để quản lý, theo dõi quá trình đóng bảo hiểm xã hội của chủ doanh nghiệp. Lợi dụng điều này, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng người lao động đem sổ bảo hiểm xã hội đi thế chấp ngân hàng để vay vốn tín dụng.
Thế chấp sổ BHXH có vi phạm pháp luật?1Căn cứ Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thế chấp tài sản như sau:
"Điều 317. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp".
Như vậy việc người lao động thế chấp sổ bảo hiểm xã hội để vay tiền là không trái với quy định của pháp luật. Đây chỉ là một giao dịch dân sự thông thường. Vay thế chấp sổ bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, đây là hình thức vay vốn khá rủi ro với bên cho vay nên có rất ít tổ chức chính thống chấp thuận cho vay. Nên hầu hết các ngân hàng không cho vay theo hình thức này, chỉ có một số công ty tài chính, hoặc các doanh nghiệp tư nhân mới tiến hành cho vay theo hình thức thế chấp sổ BHHX.
Mang sổ BHXH đi cầm đồ có được không?
Theo Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm. Sổ là cơ cở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Luật này cũng quy định người lao động có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, nhiều người lao động mang sổ bảo hiểm xã hội đi cầm cố, sau đó đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp lại sổ với lý do bị hỏng, bị mất. Trong những trường hợp người lao động đã thế chấp, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội thì không được cấp lại sổ mới.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, trong trường hợp này, người lao động còn có thể bị phạt từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng vì hành vi kê khai không đúng sự thật.
Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội, người nào tham gia bảo hiểm xã hội thì chỉ người đó được hưởng các quyền lợi hoặc thân nhân được hưởng trong trường hợp người đó bị chết (chế độ tuất). Do đó, bên nhận cầm cố sổ bảo hiểm cũng không được lĩnh lương, trợ cấp hay hưởng bất cứ quyền lợi nào khác từ sổ bảo hiểm của bên cầm cố.
Vì vậy, sổ bảo hiểm xã hội đã thế chấp sẽ không được cấp lại mà còn có thể bị phạt hành chính. Và bên nhận thế chấp cũng không được hưởng lợi ích từ sổ bảo hiểm xã hội của người thế chấp.
Khách hàng nên tham khảo các sản phẩm vay thế chấp ngân hàng, so sánh lãi suất, điều kiện, thủ tục để lựa chọn được gói vay phù hợp nhất.
Tác giả: Min Min
-
Điều hòa có 5 chế độ quan trọng: Biết điều chỉnh giảm hẳn 1 nửa tiền điện, máy dùng 10 năm vẫn mới
-
2 điều kiện để cán bộ, người lao động được tăng lương trước thời hạn?
-
Từ 1/7 những ai được tăng lương theo quy định, cán bộ viên chức có được tăng lương không?
-
Làm Căn cước công dân gắn chip lâu ngày vẫn chưa nhận được thì liên hệ với ai?
-
Từ 1/7, những ai được tăng lương và mức tăng cụ thể cho từng đối tượng