Thời điểm F0 điều trị tại nhà cần xét nghiệm
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết nhiều người biết mình là F1 đã vội vàng đi xét nghiệm ngay. Tuy nhiên, khi bạn mới tiếp xúc với F0 thì chưa cần xét nghiệm ngay lập tức mà nên xét nghiệm ở ngày thứ 3, khi có triệu chứng mới xét nghiệp. Nếu vừa tiếp xúc F0 và test nhanh dương tính ngay thì bản thân bạn đã nhiễm Covid-19 từ trước chứ chưa chắc là đã lây từ F0 vừa tiếp xúc.
Trong quá trình điều trị, với người điều trị tại bệnh viện, việc xét nghiệm lại đối với F0 để biết người bệnh đã có thể xuất viện hay chưa. Còn với F0 theo dõi tại nhà, xét nghiệm giúp xác định người đó có thể hòa nhập cộng đồng được chưa. Xét nghiệm không thể kết luận được F0 bệnh nặng hay bệnh nhẹ mà chỉ để xem người đó có còn khả năng lây cho người khác hay không.
Bác sĩ Khanh cho biết thêm, thời gian xét nghiệm không nhất thiết phải vào buổi sáng mới cho kết quả chính xác. Điều cần quan tâm là lấy mẫu đúng.
Độ đậm của vạch T trên test nhanh có thể ước đoán được tương đối F0 đang ở giai đoạn nào. Nếu ở giai đoạn đầu thì vạch T rất đậm nhưng sau đó giảm dần. Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cũng đưa ra lưu ý là độ đậm hay mờ của vạch T chỉ mang tính chất tương đối vì khi vạch T đậm thì nồng độ virus ở hầu họng quá nhiều; khi vạch T mờ hoặc mất dần là do nồng độ virus thấp.
Về việc F0 theo dõi tại nhà cần test khi nào, bác sĩ Khanh trả lời: Không nên test nhiều, chỉ cần test lại sau 7 ngày vì nồng độ virus chỉ thay đổi ở ngày thứ 7. Việc ngày nào cũng tự test và mong âm tính chỉ gây tốn kém.
Trường hợp âm tính xong xét nghiệm lại dương tính cũng không cần lo lắng quá. Trong vòng 1-2 tháng làm xét nghiệm âm tính và bị dương tính lại là chuyện hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân có thể là do lần đầu bạn test lấy vị trí không có virus nên âm tính. Lần sau đó xét nghiệm lại dương tính cũng không cần hoang mang.
Nếu xét nghiệm lại dương thì nhưng không có triệu chứng của bệnh, theo bác sĩ, qua 10 ngày là người dân có thể đi làm lại nếu cơ quan không cho nghỉ thêm. Lưu ý, khi đi làm vẫn cần đeo khẩu trang và thực hiện đầy đủ 5K.
F0 có cần làm xét nghiệm PCR không?
BS Khanh cho rằng tùy vào yêu cầu của cơ quan. Nếu cơ quan cần có giấy xét nghiệm PCR thì F0 mới cần làm, nếu không thì chỉ cần test nhanh là được. Xét nghiệm PCR chỉ dành cho các bệnh nhân đang nằm trong viện.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đưa ra lưu ý về việc tự test nhanh ở nhà. Để có kết quả đúng, người bệnh cần tránh những sai sót trong quá trình làm test, chẳng hạn như đưa que lấy dịch chưa tới vị trí lấy mẫu; cây lấy dịch bị gập nên không thể tới điểm lấy dịch. Khi lấy dịch, bạn nên đưa que lấy dịch vào mũi từ từ, nếu thấy nóng rát ở điểm lấy mẫu thì sẽ đưa que ra. Với trường hợp lấy test nước bọt thì nên cố gắng lấy ở phần gầm lưỡi vì đây là vị trí có nhiều virus. Khi lấy mẫu ở trẻ nhỏ, nên giữ đầu của trẻ thật chặt để tránh sai sót khi lấy mẫu.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Người Nhật ngày nào cũng ăn cơm nhưng không béo phì lại còn sống thọ: Nhờ 5 thói quen ăn uống đơn giản
-
Giai đoạn F0 dễ trở nặng nhất: Từ ngày thứ 5 đến 10, nên cẩn trọng dù trước đó nhẹ nhàng
-
Nhiều F0 khỏi bệnh bị hụt hơi, khó thở: BS chỉ 3 điều cần làm để dự phòng di chứng
-
4% trẻ F0 có thể trở nặng: 9 nhóm trẻ nguy cơ cao và thời điểm dễ găp biến chứng, cha mẹ chú ý
-
F0 uống nước cam rất tốt nhưng có 1 cách dùng có thể khiến bệnh nặng hơn: BS dinh dưỡng chỉ cách dùng đúng