Vàng là kênh đầu tư được đánh giá an toàn, được người Việt ưa chuộng. Hiện nay, trên thị trường có hai sản phẩm nổi bật là vàng miếng và vàng nhẫn, mỗi sản phẩm mang lại lợi ích khác nhau cho người tiêu dùng.
Phân biệt vàng miếng và vàng nhẫn
Vàng miếng là loại vàng được chế tác từ vàng 9999, đặc ruột và thường được đúc thành miếng vuông hoặc hình chữ nhật. Vàng miếng chỉ được cung cấp bởi các công ty vàng bạc lớn và các tổ chức được nhà nước cấp phép như SJC, PNJ, Doji… Vàng miếng thường có trọng lượng là 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ hoặc 1 lượng. Vàng miếng có các ưu, nhược điểm sau:
+ Về ưu điểm:
- Chất lượng được đảm bảo, vàng miếng được đúc hoàn toàn từ vàng 9999 nên khách hàng có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.
- Có tính thanh khoản cao, có mức giá ổn định đã được niêm yết rõ ràng nên hiếm khi xảy ra tình trạng bị ép giá.
- Không bị mất giá theo thời gian.
+ Về nhược điểm: Tuy nhiên chính vì chất lượng cao nên giá thành của vàng miếng vô cùng đắt, có thời điểm lên đến hơn 70.000.000 đồng/lượng nên các đối tượng có thu nhập thấp hoặc tầm trung có khó thể mua được.
Vàng nhẫn là loại vàng mỏng được đúc thành hình tròn rỗng, vừa đeo tay và được làm từ vàng nguyên chất. Khi nhắc đến vàng nhẫn là nhắc đến các sản phẩm nhẫn trơn, không có họa tiết và thường có trọng lượng từ 1 đến 3 chỉ. Khác với vàng miếng, vàng nhẫn được phân phối bởi hầu hết các công ty vàng bạc đá quý. Vàng nhẫn có các ưu, nhược điểm sau:
+ Về ưu điểm:
- Được sản xuất bởi vàng nguyên chất, có chất lượng cao.
- Có tính ứng dụng cao khi vừa có thể sử dụng để đầu tư, tích trữ mà vẫn thực hiện được chức năng làm trang sức.
- So với vàng miếng thì vàng nhẫn có chi phí thấp hơn, phù hợp với điều kiện của nhiều người.
+ Về nhược điểm: So với vàng miếng, vàng nhẫn vẫn có nguy cơ bị pha tạp hơn cả, việc sản xuất hàng kém chất lượng cũng xảy ra nhiều hơn so với vàng miếng.
Nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn?
Vàng miếng và vàng nhẫn đều mang những đặc điểm phù hợp với việc tích trữ và đầu tư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc mua vàng nhẫn hay vàng miếng cần phải dựa vào mục đích của từng khách. Tùy từng thời điểm, người dân có thể lựa chọn vàng nhẫn hay vàng miếng để đầu tư theo tiêu chí lựa chọn của mình.
- Về chất lượng: vàng miếng có chất lượng tốt hơn so với vàng nhẫn. Bởi khi khai thác, sản xuất vàng miếng ít bị trộn lẫn nhiều tạp chất. Nó là một miếng vàng đặc ruột, hàm lượng vàng nguyên chất đạt 99.99%.
Về giá cả: Vàng miếng thường có giá cao hơn so với vàng nhẫn nên lợi nhuận thu về khi bán ra cũng cao hơn. Trong khi đó, vàng nhẫn có mức giá thấp hơn so với vàng miếng nhưng bám sát với giá vàng thế giới.
Về tích trữ lâu dài: Vàng miếng có tính ổn định và giá cao hơn nên thích hợp đầu tư dài hạn. Vàng nhẫn có giá trị đầu tư và tích trữ, nhưng thường được lựa chọn trong ngắn hạn hoặc đầu tư lướt sóng.
Về mục đích sử dụng: Vàng miếng thường được sử dụng để tích trữ hoặc làm quà tặng. Còn vàng nhẫn có thể sử dụng linh hoạt, vừa dự trữ vừa làm trang sức.
Về biên độ so với giá thế giới: Vàng miếng có độ chênh lệch rất lớn, có thời điểm mức chênh lên tới 20 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, vàng nhẫn thường bám sát hơn so với giá vàng thế giới.
Như vậy, việc mua vàng nhẫn hay vàng miếng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tùy vào điều kiện và nhu cầu mà khách hàng có thể đưa ra sự lựa chọn cho phù hợp. Vàng miếng có tính ổn định và giá cao hơn so với vàng nhẫn, thích hợp hơn với khách hàng có thu nhập cao, đặc biệt thích hợp để đầu tư dài hạn. Khách hàng có điều kiện thu nhập ở mức trung bình nhưng vẫn muốn đầu tư hoặc đầu tư trong ngắn hạn thì vàng nhẫn lại là một lựa chọn thích hợp.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Rán đậu đừng thả ngay vào chảo, thêm 1 thứ đậu phồng xốp, vàng giòn nức mũi
-
Kiến trúc sư nói thật: Toà nhà cao bao nhiêu cũng chỉ có 1 "tầng vàng", là tầng nào?
-
1 lượng vàng bằng bao nhiêu chỉ?
-
5 ngành nghề vàng dành cho nữ giới: Dễ xin việc, nhiều cơ hội thăng tiến
-
Tuần mới (4 – 10/12): 2 tuổi may mắn ghé thăm hốt vàng hốt bạc, 1 tuổi xui hết phần thiên hạ