Hoa đậu biếc hiện nay đã không còn xa lạ với nhiều người, nhất là chị em phụ nữ. Loại hoa thần thánh này từng nổi rần rần trên mạng xã hội vì màu sắc tuyệt đẹp của nó khi sử dụng để nấu ăn hay pha trà.
Ngoài việc cho màu sắc bắt mắt, hoa đậu biếc còn tốt cho sức khỏe. Chứa nhiều chất anthocyanin - một chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào, từ đó phòng ngừa bệnh nan y. Ngoài ra, hoa đậu biếc còn được chị em sử dụng để làm đẹp da, đẹp tóc.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, có 5 nhóm người không nên sử dụng hoa đậu biếc kẻo gây hại cho sức khỏe.
Người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp
Theo lương y Hồng Thuý Hằng (Hội Đông y Cà Mau): Trong Y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng làm giảm trị bệnh âu lo, căng thẳng, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, làm dịu và săn da.
Tuy nhiên, chúng lại mang tính hàn, có thể gây lạnh bụng do đó những người yếu bụng, có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng nhiều kẻo gây ra tình trạng choáng váng và chóng mặt, buồn nôn.
Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai
BS Nguyễn Hữu Minh (bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh ung bướu tại TP.HCM) cho biết: Nghiên cứu khoa học cho thấy hoa đậu biếc chứa rất nhiều anthocyanin - đây là hợp chất chống oxy hóa, có thể góp phần phòng ngừa bệnh ung thư cho con người.
Tuy nhiên hoa đậu biếc cũng có thể gây ức chế tính ngưng kết tiểu cầu, làm giãn cơ trơn mạch máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên không nên dùng trong các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh kẻo làm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe.
Người đang dùng thuốc chống đông máu
Cũng bởi hoa đậu biếc chứa nhiều chất anthocyanin nên có thể làm ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu, khiến thuốc mất đi tác dụng. Do đó, theo các bác sĩ chuyên khoa, người đang có vấn đề về khả năng đông máu, đang uống thuốc chống đông máu thì nên tránh dùng trà hoa đậu biếc.
Người cao tuổi, trẻ nhỏ
BS Minh cho biết, đối với những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền mạn tính việc dùng thêm bất cứ thực phẩm chứa hoạt chất anthocyanin như hoa đậu biếc cũng cần phải thận trọng. Ngoài ra, cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện nên không phù hợp để sử dụng loại trà hoa này khi có lẫn hạt.
Người đang điều trị bệnh, người sắp phẫu thuật
Người đang điều trị bệnh cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Người sắp phẫu thuật dù tiểu phẫu hay đại phẫu cũng không nên dùng hoa đậu biếc, đến khi sức khỏe hồi phục có thể sử dụng trở lại theo sự tư vấn của chuyên gia.
Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc
- Hoa đậu biếc tốt nhưng mỗi người khỏe mạnh chỉ nên uống khoảng 1-2 ly trà hoa đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2 gram hoa khô).
- Không nên uống trà hoa đậu biếc để qua đêm, bởi uống vào sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
- Nhiệt độ lý tưởng để pha trà hoa đậu biếc là khoảng từ 75 - 90 độ C. Vì khi pha trà ở nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến hương vị của trà. Ngược lại, nếu pha trà với nước quá nguội thì tinh chất trong trà sẽ không tiết ra được hết.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Bé gái 5 tuổi bị rận mu ký sinh trên mi mắt: Bs nói tất cả là do sai lầm của mẹ
-
Buổi tối ăn hết 1kg vải, người phụ nữ đi cấp cứu ngay trong đêm: Bs nói cô mắc ‘bệnh vải thiều’
-
Dùng máy sấy tóc 'hong khô vùng tế nhị' ngừa bệnh phụ khoa, khỏi nấm: Bác sĩ gật gù công nhận
-
Dạ dày yếu, hay đau, tiêu hóa rối loạn: Bs nói ăn thật ít 4 loại rau 3 loại cơm, không ăn càng tốt
-
10 loại nước dân dã uống đều đặn giúp thận khỏe re, sạch cặn bã, cả đời không lo suy thận