Đợt vừa rồi không hiểu sao mình bị ngứa ngáy phát điên ở vùng lông tế nhị, nhất là lúc nóng bức hoặc đêm, cứ ngứa đến phát điên, bứt rứt không làm sao ngủ nổi.
Mà cũng chả hiểu nguyên nhân vì sao lại ngứa, đi khám ở viện Sản thì bác sĩ bảo bình thường, bên trong không viêm nhiễm gì hết. Xong bác sĩ nói mình nên đi khám da liễu vùng da trên đó xem sao.
Sau đó, mình cũng tới gặp bác sĩ Da liễu và trình bày hết vấn đề. Qua thăm khám thì bác sĩ cũng bảo không sao, nhưng khuyên mình là nên để kho thoáng sau khi tắm rửa rồi hãy mặc đồ, vì có thể mồ hôi, ẩm ướt cũng làm ngứa. Hoặc chọn quần áo chất liệu khác đi thử xem thế nào.
Mình về áp dụng đủ cách, may mắn là tình trạng này cũng chấm dứt. Thật sự không bị thì không ai biết cảm giác khó chịu như nào. Lúc đó mình còn nghĩ hay bị rận mu rồi. Cái con ký sinh này ngày càng có nhiều người mắc nên lo lắm, may sao là không phải.
Mình vừa đọc báo báo thấy có trường hợp bé gái mới 5 tuổi cũng bị rận mu tấn công sau đó phải nhập viện. sau khi hỏi han kỹ lưỡng, các bác sĩ cũng nói nguyên nhân có thể là do người mẹ.
Bé gái được đưa tới khoa Mắt- Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ để khám. Bé nhập viện với biểu hiện sưng đỏ, ngứa ở mắt. Qua thăm khác, các bác sĩ chẩn đoán bé bị rận mu ký sinh tại bộ phận này.
Theo khai khác thông tin, thì mẹ của bé cũng bị rận mu và có thể vì vậy đã lây sang cho bé. Vì vậy sau đó các bác sĩ đã hướng dẫn gia đình vệ sinh chăn màn sạch sẽ, hướng dẫn mẹ vệ sinh sạch sẽ vùng nhạy cảm: Cắt lông mu, gội đầu bằng thuốc diệt chấy rận...
Các bác sĩ cho biết, rận mu là loại côn trùng ký sinh phổ biến ở vùng lông tế nhị của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác như: Lông mi, gây ra bệnh rận mu ở mi mắt
Người nhiễm thường bị ngứa nhiều ở khu vực lông mu, bệnh ảnh hưởng tới 2% dân số trên toàn thế giới đó ạ. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký sinh nhưng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ngoài ra rận mu còn lây truyền qua đường tiếp xúc cơ thể như: hôn, hoặc các tiếp xúc trực tiếp từ người bệnh sang người không bị bệnh. Ngoài ra, rận mu cũng có thể lây qua chăn, chiếu, mùng mền, quần áo, khăn tắm... khi dùng chung.
Khi đã nhiễm rận mu thì sẽ bị ngứa, sẩn đỏ mắt hoặc có các vảy màu đỏ sẫm ở mi và lông mi, nhất là những vùng nhạy cảm trên cơ thể. Nhìn kỹ sẽ thấy trứng và rận trưởng thành ở một mi mắt hoặc cả hai mi mắt. Triệu chứng ngứa thường xuất hiện sau một đến hai tuần nhiễm bệnh, và ngứa nhiều vào ban đêm.
Bệnh này dễ lây cho người sống cùng nhà lắm ạ. Vì vậy khi nghi ngờ nhiễm rận mu thì nên tới phòng khám chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời phòng tránh lây lan.
Bệnh này chữa không khó nhưng nếu không dứt điểm thì sẽ dễ tái đi tái lại, ngứa gãi khiến da trầy xước, lở loét dẫn tới bội nhiễm do vi khuẩn.
Để đề phòng các bác sĩ khuyên mọi người năng dọn dẹp vệ sinh nơi ở và vệ sinh cơ thể sạch sẽ.