Cho con sáng tạo cơ hội kiếm tiền tiêu vặt
Thay vì xin tiền bố mẹ để thỏa mãn điều mình muốn, người Do Thái để con tự sáng tạo cơ hội kiếm tiền tiêu vặt. Họ để con chủ động xem có việc gì có thể làm giúp bố mẹ, thỏa thuận với bố mẹ về quyền lợi khi con làm những công việc này.
Cách này cũng giúp con biết cách đàm phám, học cách đề xuất và mặc cả. Đồng thời giúp con tránh xa thói lười biếng và sống vô trách nhiệm.
Nhưng không phải bất cứ việc gì con làm người Do Thái cũng trả tiền con. Họ dạy con hiểu rằng có những thứ đơn giản con làm vì người khác chứ không phải chỉ mong nhận được tiền.
Dạy con cách giữ tiền từ nhỏ
Người Do Thái cho con giữ tiền từ khi còn nhỏ. Với khoản tiền tiêu vặt mà trẻ đã kiếm được, trẻ sẽ tùy ý sử dụng chẳng hạn như mua bánh kẹo, đồ chơi. Nếu tiêu hết, trẻ sẽ phải nhịn các khoản khác.
Khi trẻ lên 10 – 12, cha mẹ Do Thái giúp con mở tài khoản riêng mang tên mình ở ngân hàng kèm một số tiền nhất định. Nhờ đó, con được trải nghiệm cùng cha mẹ thực hiện các thủ tục ngân hàng. Từ đó, con có trách nhiệm hơn với tài khoản của mình.
Bên cạnh đó, cha mẹ Do Thái cũng cùng con lập kế hoạch chi tiêu. Nếu con dùng hết tiền để mua một món đồ chơi, con sẽ không còn tiền cho món khác. Cha mẹ Do Thái không bao giờ mua cho con vừa lòng.
Dạy con kỹ năng quản lý tài sản theo nguyên tắc “năm chiếc lọ”
Ngoài việc mở tài khoản ngân hàng cho con, người Do Thái còn dạy con quản lý tài sản. Họ dạy con quản lý tài chính theo nguyên tắc “năm chiếc lọ”, chia tiền thành nhiều khoản khác nhau để quản lý cho chặt chẽ. Trẻ được dạy bỏ vào mỗi lọ thuế, từ thiện và tiết kiệm một đồng, bỏ lọ đầu tư hai đồng và còn lại 5 đồng cho lọ chi tiêu.
Trẻ em Do Thái cũng sẽ được học các kỹ năng như mở tài khoản, rút tiền, gửi tiền, lãi suất tiền gửi, nhận tiền,…
Không chỉ vậy, trẻ em Do Thái còn được dạy cách quản lý sử dụng năng lượng trong gia đình, chi phí sinh hoạt hàng tháng, dành dụm tiền đóng học phí các lớp ngoại khóa, dành tiền học đại học,…
Dạy con dùng tiền cho cuộc sống tốt đẹp
Người Do Thái đưa tiền bạc thành triết lý sống chứ không phải biến con thành cái máy kiếm tiền lạnh lùng. Họ dạy con kiếm tiền, quản lý tốt tiền bạc và có thái độ đúng với tiền bạc.
Trẻ em Do Thái được thường xuyên tham gia các hoạt động gây quỹ trong cộng đồng. Từ đó trẻ hiểu đồng tiền kiếm được chân chính tạo nên giá trị con người, giúp con người thực hiện được điều mình thích. Đồng tiền ấy có thể san sẻ với những người bất hạnh, mang lại cuộc sống tốt đẹp và công bằng hơn.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Thói quen tài chính thông minh nhất giúp túi tiền bạn vẫn rủng rỉnh trong mùa dịch
-
9 dấu hiệu cho thấy bạn khó lòng bỏ ra nổi 1 xu tiết kiệm, tương lai sớm rơi vào khánh kiệt
-
Tiết kiệm tiền bằng công thức "6 cái lọ", cứ làm đúng ắt sẽ rủng rỉnh chi tiêu, không còn lo túng thiếu
-
Mùa dịch 'chi nhiều hơn thu', nắm vững quy tắc 50-30-20 để vừa có tiền chi tiêu vẫn có tiền tiết kiệm
-
5 mẹo quản lý chi tiêu giúp bạn luôn tự chủ về tài chính cả trong lúc khó khăn