Thời buổi kinh tế khó khăn, quản lý tài chính theo kiểu này thì ắt "giàu 3 đời"

12:40, Thứ ba 08/06/2021

( PHUNUTODAY ) - Dịch dã phức tạp, công việc cũng ảnh hưởng khiến nguồn thu nhập sụt giảm. Vậy làm sao để tiết kiệm tiền, tránh lãng phí trong thời buổi khó khăn này?!

1. Lập ngân sách chi tiêu

Đây là việc thiết yếu bạn cần làm trước tiên để quản lý chi tiêu. Hãy đảm bảo, các nhu cầu cơ bản như ăn uống, nơi ở, phương tiện và các chi phí khác không đi quá giới hạn số tiền mà bạn kiếm được.

tieu_tien2

Tất nhiên, không nên thực hiện "chính sách" tiết kiệm quá hà khắc, hãy xem lại các khoản chi tiêu hàng tháng của mình để biết cân xứng và cắt giảm những thứ không quá cần thiết.

2. Tránh nợ nần

Bạn chỉ nên vay tiền khi hoàn cảnh bần cùng, không còn cách nào khác hoặc chắc chắn rằng số tiền vay về sẽ sinh lời. Không hay ho gì khi nợ nần, vậy nên hãy cân nhắc nhé!

3. Mua vào khi mọi người lăn tăn và bán ra khi mọi người sợ lỗ

Dám đầu tư khi người khác còn e ngại sẽ khiến bạn có lợi hơn. Thời điểm thị trường ảm đạm, hầu hết mọi người sẽ sợ hãi không dám bỏ vốn nhưng đó lại là thời điểm cho nhiều người có thể làm giàu.

Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett cũng từng có lời khuyên: "Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi". Nếu bạn đã và đang thực hiện theo phương châm ấy, chứng tỏ bạn rất khôn ngoan và nhanh nhạy, sự giàu có sẽ sớm đến với bạn thôi!

4. Ngừng chi tiêu cho ăn ngoài

Thay vì bỏ tiền mua đồ ăn ngoài đắt đỏ và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hãy lên kế hoạch cho việc tự chuẩn bị đồ ăn. Bạn không chỉ tiết kiệm được tiền mà còn biết được nguồn gốc thực phẩm. Tất nhiên, điều này không có nghĩa bạn cần phải nói không với mọi lời rủ rê, quan trọng là bạn biết cách cắt giảm và đảm bảo rằng nó nằm trong ngân sách của mình.

5. Tỉnh táo với cái bẫy mua sắm

Nắm được tâm lý khách hàng nên các nhà bán lẻ, đại lý thường tung các chương trình khuyến mại, giá rẻ. Tưởng chừng như đây là cơ hội mua sắm, tiết kiệm tiền nhưng chính nó lại khiến bạn tốn nhiều tiền hơn đấy!Để tránh những cái bẫy này, hãy lập danh sách trước khi đi mua sắm,sau đó thực hành kỷ luật bản thân, không mua chỉ vì sản phẩm đó được giảm giá hay có chương trình tốt.

tieu_tien1

6. Xoá nợ

Việc bạn đang mắc kẹt trong thanh toán khoản vay hoặc thẻ tín dụng (cộng thêm lãi suất) sẽ khiến bạn khó có thể xây dựng tài chính vững chắc.

Hãy nhanh chóng lập kế hoạch trả hết các khoản nợ và cam kết không mắc nợ kể từ thời điểm đó. Nhớ rằng, thẻ tín dụng là một yếu tố thúc đẩy bạn chi tiêu, cho phép bạn tiêu số tiền mà bạn thậm chí không có.

7. Cân nhắc khi chi tiêu

Khi bạn đang gặp khó khăn với ngân sách và danh sách mua sắm mới của mình, hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ sử dụng món đồ muốn có đó thế nào mỗi tháng.

Chiếc áo len đó sẽ vẫn đẹp sau một vài lần giặt chứ? Con bạn sẽ vẫn chơi với bộ đồ chơi đắt đỏ đó chứ? Liệu những đôi giày rẻ tiền đó có tồn tại được đến mùa sau? Phần lớn thì câu trả lời sẽ là: Không. Nếu bạn vẫn muốn nó thì sao? Hãy để đó và cho bẩn thân thời gian chờ đợi. Nếu đó là sản phẩm có giá trị lớn, hãy tính toán ngân sách thời gian tới và ra quyết định sau 7 ngày, thậm chí là 1 tháng. Nếu bạn vẫn yêu thích nó, bạn sẽ có thể mua mà không cảm thấy tội lỗi vì điều đó đã nằm trong ngân sách của mình.

tieu_tien

8. Thách thức bản thân để đạt được mục tiêu mới

Hãy thử thách sức mạnh ý chí của bạn bằng cách chỉ mua những vật dụng cần thiết trong một tháng. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi số lượng những thứ mà bạn thực sự cần. Bạn cũng sẽ có thể xác định những thứ bạn không nhất thiết phải có, chỉ đơn giản là muốn có để cắt giảm khi muốn tiết kiệm. Chìa khóa để bạn ngừng chi tiêu lãng phí là tạo thói quen sử dụng tiền tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy hiểu bản thân và hiểu tiền của bạn.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Minh Tú