Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh trầm cảm
Vận động thường xuyên
Ít vận động khiến não bộ trở nên xơ cứng và ngày càng nhận được ít yếu tố kích thích, vì thế stress và tâm trạng bất an sẽ tích tụ và biến thành các triệu chứng trầm cảm. Những người theo giáo phái Amis ở Mỹ gần như không có ai bị trầm cảm đã chứng minh rằng lao động cơ bắp có lợi thế nào. Cộng đồng dân cư không lớn ở Pensylvania này không chấp nhận cuộc sống hiện đại, họ duy trì cuộc sống như thời ông bà, tổ tiên, chủ yếu tồn tại dựa vào canh tác nông nghiệp lạc hậu và chỉ tạo ra những công cụ cần thiết cho nhu cầu.
Thay vì dùng thuốc, hãy đi du lịch
Theo một số nhà khoa học, trầm cảm là hiện tượng tương ứng với phản xạ ngủ đông của con người, là dạng phản ứng mang tính bản năng của động vật có vú. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi nạn nhân trầm cảm trở nên chậm chạp và buồn bã. Vậy nên, không cần đợi đến khi cơ thể có những dấu hiệu trầm cảm, bạn nên dành một vài thời điểm trong năm để tổ chức chương trình nghỉ ngơi dài ngày.
Nhiệt độ lạnh cải thiện sức khỏe
Tận dụng nhiệt độ thấp để chữa bệnh không phải phát minh mới, tuy nhiên thời gian gần đây phương pháp này mới được áp dụng phổ biến giúp bệnh nhân lấy lại tâm trạng vui vẻ. Người bệnh bước vào phòng kín có nhiệt độ cực thấp (từ âm 110 độ C đến âm 160 độ C) trong thời gian 2-3 phút. Sau ca điều trị như vậy, họ thường cảm thấy tinh thần thư thái, thoải mái và phong độ tinh thần này sẽ được duy trì lâu dài.
Người Mỹ và người Nhật đã áp dụng nhiệt độ thấp để điều trị trầm cảm trên phạm vi rộng. Tuy vậy, liệu pháp nhiệt độ thấp không thể là phương thuốc chính chữa trị căn bệnh rối loạn này. Trong điều kiện gia đình, tắm nước lạnh bằng vòi hoa sen có thể coi là giải pháp thay thế hữu hiệu.
Dạo bộ ngoài trời
Thông thường chúng ta thường muốn đi ngủ nhiều hơn vào mùa Thu và mùa Đông, đôi khi chán ăn hoặc ăn uống nhiều hơn. Thủ phạm gây ra tình trạng bất thường đó là sự thiếu hụt ánh nắng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Vương quốc Anh, chỉ cần cuộc dạo bộ ngắn ngoài trời mỗi ngày cũng phát huy tác dụng cải thiện trạng thái tình cảm.
Luyện tập thể chất
Luyện tập thể thao thường xuyên kích thích cơ thể gia tăng sản xuất endorfin - hormone gây ra cảm giác hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu đã nhiều ngày mệt mỏi, buồn rầu, chán nản cần cân nhắc và thấu hiểu khi khuyên họ tham gia các hoạt động dễ gây kích thích này. Không nên biến luyện tập thể thao trở thành nghĩa vụ bắt buộc và gánh nặng tinh thần nhưng không thể phủ nhận rằng việc tạo ra thói quen tập luyện hàng ngày thường phát huy hiệu quả trợ giúp rõ rệt.
Trầm cảm có thể được ngăn ngừa và điều trị. Hiểu biết và phòng ngừa trầm cảm sẽ giúp giảm sự kỳ thị liên quan đến tình trạng này và tạo cơ hội để nhiều người mắc bệnh tìm kiếm sự giúp đỡ.
Làm sao để biết bạn đang bị bệnh trầm cảm?
Dấu hiệu bệnh trầm cảm là trạng thái buồn rầu, chán nản, không còn hứng thú gì trong cuộc sống, ngủ không ngon, ăn nhạt miệng, làm việc không xong tới chót, mặc cảm thua kém, khi rầu rĩ lâu ngày hay nghĩ đến cái chết. Ngoài ra, bệnh nhân hay kèm lo lắng, nặng đầu, đau mỏi vai gáy, ép ngực hồi hộp, tay chân lạnh…
Theo các bác sĩ chuyên khoa, lứa tuổi nào cũng thể mắc bệnh, nữ có thể mắc bệnh nhiều hơn nam gấp 2 lần. Thiếu niên cũng mắc nhưng cách thể hiện có phần khác người lớn. Người cao tuổi dễ bị trầm cảm và thường bị bỏ sót.
Sau đây là những dấu hiệu bệnh trầm cảm thường gặp:
• Nét mặt trầm buồn, chán nản, cảm thấy cô độc, lẻ loi.
• Mất hứng thú trong cuộc sống. Đi đứng chậm, cảm giác nặng nề, mệt mỏi, như không còn sức khỏe làm việc, làm nhẹ cũng mau mệt, không thích gần vợ gần chồng, thấy mọi người, con cháu vui chơi cũng không quan tâm.
• Ăn ít, không ngon, nhạt miệng.
• Trằn trọc khó ru ngủ, thức dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy không khỏe.
• Đầu óc khó tập trung, do dự không 'quyết' được, không đối phó được.
• Hay than nhức đầu, mỏi cổ, mỏi gáy, hồi hộp ép ngực, xoa bóp tay chân vì nhức mỏi, khám bác sĩ đa khoa hay tự mua thuốc uống cũng không hết.
• Có người có cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt nhưng lại dễ giận.
• Người còn đi làm thì giao tiếp miễn cưỡng, né tránh lời thăm hỏi, gắng gượng làm hết việc, đãng trí, cảm thấy bế tắc.
• Tự nghĩ chán đời như có lỗi với người thân với gia đình, thua người ta, không bằng người ta, trở nên vô dụng, không đáng sống, nghĩ.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh