Mùng một hôm rằm trên ban thờ không thể thiếu đĩa xôi thắp hương gia tiên thần linh. Nếu bạn không kịp đi chợ sáng thì hãy nấu ngay tại nhà để có đĩa xôi ngon thắp hương,chỉ cần dùng nồi cơm điện.
Thông thường nấu xôi cách truyền thống là phải dùng xửng hấp, đồ bằng chõ và nấu 2 lần cho xôi dẻo, dền, để được lâu. Nhưng bạn hoàn toàn có thể dùng nồi cơm điện để nhanh chín xôi, xôi dẻo mà vẫn đảm bảo ngon thơm tơi hạt thắp hương.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu xôi:
Gạo nếp 500g (nhiều ít tùy thuộc vào thành viên gia đình)
Các loại hạt nấu cùng: đỗ xanh đã cà vỏ, đậu đen, lạc, gấc, tùy theo sở thích. Nếu nấu xôi thắp hương thì chủ yếu nấu bằng gấc, hoặc đậu xanh, kiêng thắp hương đậu đen và đỗ lạc.
Một chút muối, một chút dầu ăn/mỡ gà, muối vừng lạc ăn kèm
Sơ chế
Đỗ xanh đậu đen, lạc nên ngâm nước trước khi nấu để hạt nhanh mềm. Nếu nấu gấc thì bổ gấc ra và trộn một chút rượu trắng với ruột gấc để lên màu đẹp hơn
Đỗ xanh sẽ chín cùng nếp nên nếu nấu gạo nếp đỗ xanh thì chỉ cần ngâm đậu xanh trước nửa tiếng rồi trộn đều cùng nếp.
Còn đậu đen có 2 cách: Ngâm 2 tiếng sau đó cho vào nấu cho sôi lên để đậu mềm rồi mới trộn cùng gạo. Đậu đen có thêm bí bíp ngâm xong rang trên chảo cho khô sẽ giúp đậu thêm thơm mềm.
Lạc thì ngâm khoảng 2 tiếng rồi cho vào ninh trước cho lạc chín sơ qua thì khi nấu cùng nếp hạt lạc sẽ mềm và nếp thì dẻo. Còn nếu cho lạc vào nấu cùng ngay với nếp thì lạc chín không đủ mềm ăn sẽ bị sượng.
Chọn gạo nếp ngon
Nếp muốn ngon phải là nếp cái hoa vàng, hạt đều mẩy và hạt tránh mua hạt gạo vỡ nát. Nếp trắng không có đầu đen, không hôi dầu. Hạt màu trắng đục ngon hơn hạt nếp trắng trong.
Cách nấu xôi bằng nồi cơm điện
Gạo nếp mang vo sạch như gạo thông thường. Nếp thời nay không bị nhã như nếp ngày xưa nên không cần ngâm vẫn có thể nấu trong nồi điện (việc ngâm gạo là giúp gạo mềm và giảm bớt vị chát, khi nấu sẽ dền để xôi dẻo lâu hơn). Gạo thời nay hút nước hơn gạo nếp thời xưa nên khi nấu xôi bằng nồi cơm điện thì việc không ngâm giúp bạn dễ nấu hơn.
Cách 1 nấu bằng lượng nước vừa đủ:
Gạo nếp vo xong, và các loại hạt đậu, lạc đã làm xong bước sơ chế nấu qua ở trên, mang trộn với nhau. Cho vào một chút muối và một chút đường để khử chát cho gạo. Sau đó bạn cho hỗn hợp vào nồi cơm. Cho nước xâm xấp bề mặt gạo.
Nếu nấu xôi gấc thì bạn trộn ruột gấc vào bóp cùng gạo để chúng được đều màu. Nhớ cho chút rượu trắng để lên màu tươi hơn. Bỏ hạt gấc ra để khi nấu căn nước cho chuẩn hơn. Nếu xôi gấc thì cho thêm nhiều đường hơn xôi khác vì mọi người thường thích ăn vị xôi gấc ngọt hơn.
Bật nút nồi cơm nấu, khi nồi chuyển về chế độ ấm thì bạn dùng đũa tre đảo đều lên, lý do là vì nước xâm xấp nên một số hạt gạo bên trên sẽ chưa đủ hơi để chín, không đảo lên thì sau đó vài hạt này sẽ bị cứng.
Trong lúc đảo bạn cho thêm thìa dầu ăn hoặc mỡ gà vào đảo cùng sẽ giúp hạt xôi tơi hơn và bóng mẩy, hơn nữa khi ăn sẽ mềm mọng và ngon hơn.
Đảo lên xong bạn đậy vung lại cho nếp tiếp tục chín bằng hơi. Làm theo tác này phải nhanh để giữ nhiệt, tránh việc phải bật lại nút cook thì nguy cơ xôi sẽ bị xém ở đáy nồi. Tầm 10 phút sau mở vung nồi ra tránh để lâu thì hơi nước trên vung nồi rơi lại vào nếp làm nếp bị ướt nát. Tránh để lâu xôi sẽ bị dính tảng lại khi ăn xôi sẽ không tơi.
Để thắp hương thì bạn dùng khuôn để tạo hình lên đĩa cho đẹp. Còn để ăn thì bạn chỉ cần xới vào đĩa, bát, ăn cùng với muối lạc, muối vừng ruốc, thịt kho trứng...
Cách 2 nấu xôi bằng nhiều nước:
Cách này thì bạn không cần căn số nước mà cho nhiều hơn lượng nước thông thường. Bạn cho hỗn hợp nếp và đậu vào nồi. Tưới nước sôi vào cho ngập mặt khoảng 1 centimet. Khi nồi sôi lại lại 1 phút thì bạn chắt hết nước ra sau đó nấu tiếp, cho tới khi nồi cơm bật về nút giữ ấm, bạn đợi 10 phút thì mở ra cho chút dầu ăn/mỡ gà vào đảo đều cho xôi bóng đẹp. Đậy vung lại tầm 5 phút nữa là xới xôi ra.
Hạt xôi bóng và ăn sẽ ngậy nhờ dầu ăn/ mỡ gà.
Nếu bạn có nước dừa thì nấu nước dừa thay cho nước lọc sẽ giúp hạt xôi thơm và ngậy vị dừa. Khi nấu chín thay dầu ăn/mỡ gà bằng chút nước cốt dừa vào.
Một bí kíp nữa để xôi ngon đậm vị và gạo thơm ngọt là bạn có thể thêm 1 xíu đường, 1 chút thôi nhé ví dụ nửa cân gạo nếp thì cho 1 thìa cà phê đường, để xôi không bị lên vị ngọt nhưng lại khử hết vị chát của gạo.
Nếu nấu xôi gấc thì chỉ nên áp dụng cách nấu xâm xấp nước, không nên áp dụng cách nấu gạn nước ra, vì như vậy sẽ gạn dầu gấc ra ngoài nên màu xôi sẽ không đẹp và sẽ giảm mất dinh dưỡng trong gấc, làm nhạt màu xôi, giảm độ ngon của gấc nhé.
Tác giả: An Nhiên
-
Thả loại quả này vào kho thịt: Nhanh nhừ, thơm ngon rút ngắn nửa thời gian nấu
-
Vỏ bưởi chớ vứt đi mà lãng phí, chế biến theo 2 cách này vừa có món ngon vừa giúp nâng cao sức khỏe
-
Cách trữ bưởi ăn Tết không héo, không ủng, bưởi xuống nước ăn ngọt lịm
-
Xào bắp cải đừng đổ thẳng vào chảo: Thêm 1 thứ này, bắp cải xanh giòn, vụng mấy cũng làm được
-
Luộc vịt chớ nên cho gừng và nước lạnh: Thả thêm thứ này, vịt hết hôi, thịt ngọt đậm