Tục ngữ, ca dao là những câu văn vần, câu thơ đúc kết kinh nghiệm sống quý báu được truyền từ đời này sang đời khác. Đó còn là một nét bản sắc của dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều câu thể hiện thế giới quan, lời răn dạy sâu sắc của người xưa. Trong đó “Xởi lởi trời cho, so đo trời lấy” là một câu nói kinh điển.
1. “Xởi lởi trời cho, so đo trời lấy” là gì?
Xởi lởi tính cách cởi mở, phóng khoáng, dễ tiếp xúc, dễ hoà với người khác. Câu tục ngữ “Xởi lởi trời cho, so đo trời lấy”, người xưa muốn nói với chúng ta, làm người sống trên đời cốt yếu cầu bình an và vui vẻ, còn vật chất đừng nên quá so đo được mất. Trên thực tế, chúng ta hay gặp người xởi lởi, phóng khoáng, không so đo thiệt hơn tự khắc được lợi tới tận nhà, trời ban cho nhiều may mắn. Còn người lúc nào cũng tính toán, so đo, làm gì cũng khư khư quan tâm lợi ích mà bất chấp tất cả thì trời thường xui khiến cho mọi chuyện khó thành. Nhiều khi người tính không bằng trời tính,.
2. So đo tính toán càng nhiều thì mất càng nhiều
Nhiều người tin rằng khôn ngoan là cách tốt nhất để tạo ra sự giàu có. Nhưng khi bạn so đo tính toán quá nhiều đến số tiền bạn có được, bạn chắc chắn sẽ phải trả một cái gì đó cho sự giàu có, và những gì bạn phải trả có thể là những thứ mà ngàn vàng không đổi được.
Suy cho cùng, sự giàu có nội tâm không liên quan gì đến số tiền, tất cả những gì nó cần là một trái tim. Do đó, hãy sống bao dung hơn và đừng so đo tính toán quá nhiều.
Một trưởng lão đã kể một câu chuyện như sau:
Một người may mắn nhặt được một viên ngọc trân châu to và đẹp, nhưng anh ta không hài lòng vì có một vết nhỏ trên viên ngọc trai. Anh ta cho rằng nếu có thể trừ bỏ vết nhỏ này thì nhất định nó sẽ trở thành bảo vật quý giá nhất trên đời. Chính vì thế, anh ta quyết tâm cạo bỏ bề mặt của viên ngọc trai, nhưng các vết đốm vẫn còn đó. Anh ta lại cắt hết lớp này đến lớp khác, cho đến khi vết đốm biến mất nhưng viên ngọc trân châu đó không còn nữa.
Được và mất luôn diễn ra đồng thời, trong cái rủi có cái may. Không ai luôn được, cũng không ai luôn mất. Được quá nhiều chưa chắc đã tốt, nó có thể khiến bạn mê mất cái tâm vốn có, hoặc bị áp lực quá lớn. Người thắng nhờ rộng lượng, thua bởi so đo. Tâm nhỏ thì tất cả những việc nhỏ đều thành lớn, tâm lớn thì tất cả những việc lớn cũng trở nên nhỏ. Thế giới rất công bằng, mọi cố gắng sẽ không bị phụ bạc, làm người rộng lượng thì cuối cùng sẽ không phải chịu thiệt.
3. Nuôi dưỡng bản thân trở thành một người phóng khoáng
Không quan tâm người khác nói gì về bạn ở sau lưng, bởi lẽ những lời nói đó không thay đổi được thực tế, nhưng lại có thể làm loạn tâm trí của bạn. Một khi tâm đã loạn thì mọi thứ đều sẽ loạn theo. Người hiểu bạn, không cần giải thích; người không hiểu bạn, không cần bạn giải thích, bởi giải thích cũng chỉ thế thôi, không thay đổi được gì. Thời gian sẽ cho họ câu trả lời thích đáng.
Người phóng khoáng họ chân thành với bạn bè, hiếu thuận với mẹ cha. Đứng ở trên cao nhưng không bao giờ khiến người khác cảm thấy mình cao hơn người ta. Họ trầm ổn, hay suy nghĩ, năng học hỏi, không ngại khó khăn, không bao giờ từ bỏ. Họ luôn mở rộng tầm nhìn, có thể nhảy cao được bao nhiêu sẽ nhảy cao bấy nhiêu, có thể đi xa được đến đâu sẽ đi xa bấy nhiêu.
Con người, quý ở phóng khoáng, nhìn đời thoáng ra. Hãy luôn tin rằng, người thực sự hiểu bạn, sẽ không vì những cái có hoặc không có mà phủ định bạn. Nuôi dưỡng cho tốt cái sự phóng khoáng của mình, đời sẽ tươi đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Các cụ dạy, “Đám cưới không tặng ô, chúc thọ không tặng thuốc, đám tang không đưa tiền phúng sau": tặng ô thì sao?
-
Vì sao các cụ nói: 'Trai ngày Rằm rạng danh tổ tiên, gái mùng 1 số hưởng phúc trời'?
-
Các cụ dạy: 'Lên núi không nhặt thịt, xuống nước không vớt cá', vì sao lại thế?
-
Các cụ dạy: '3 thứ trên đời càng tranh giành càng rước họa', 3 thứ đó là gì?
-
Các cụ dạy: 3 loại cây càng trồng lâu càng nhiều phúc khí giàu có, 3 loại nên chặt bỏ kẻo bại vong