Kỷ nước trên ban thờ cho nước trà, cà phê hay nước ngọt được không? Cúng nước như thế nào để may mắn?

( PHUNUTODAY ) - Kỷ nước trên ban thờ là cúng phẩm không thể thiếu khi dâng lễ thắp hương gia tiên, Phật thánh. Nhưng dâng nước thế nào cho đúng?

Nước là một cúng phẩm không thể thiếu trong thờ cúng. Nhưng nhiều người thắc mắc bày kỷ nước, nước thờ cúng như thế nào cho đúng.

Ý nghĩa của kỷ nước trên ban thờ

Khi dâng cúng thì trong cúng phẩm trên ban thờ Phật, ban thờ gia tiền thần linh đều không thể thiếu kỷ nước hoặc các chén nước. Đối vơi quan niệm dân gian và phong thủy, nước tụ tài, nước là nguồn sống, nước cũng là phương tiện thanh tẩy.

Đối với ban thờ Phật nước đại diện cho sự thuần khiết thanh tịnh, Phật tử dâng nước để soi mình, sửa mình, nhìn vào kỷ nước, chén nước thanh sạch để nhận ra lời Phật dạy, thức tỉnh bản thân khi dâng cúng.

Đối với ban gia tiên, nước còn có ý nghĩa là đồ ăn thức uống, trần sao âm vậy.

Đối với ban Thần Tài nước còn chiêu tài hút lộc. 

Trong tổng thể bố trí ban thờ nói chung thì phải đảm bảo kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, Trong đó kỷ nước chính là yếu tố thủy.  Thủy quản tài nên yếu tố thủy đảm bảo cho gia chủ tài lộc tốt lành, vận may tới. Khi đặt nước trên ban thờ, gia đình có thể dùng kỷ 3 chén, kỷ 5 chén, có gia đình không dùng kỷ nước mà dùng các chén đặt lên. Khi đặt nước trên kỷ thể hiện sự vững chãi và yên ổn trên ban thờ. Còn việc dùng 3 chén riêng hay dùng bộ kỷ thờ cúng đều không ảnh hưởng gì. 

3 chén nước biểu trưng cho thần linh, tổ tiên và bà cô ông mãnh. Còn thờ 5 kỷ biểu trưng cho ngũ hành và 3 chén giữa đại diện cho Phật thánh thần linh, 1 chén bên bà cô ông mãnh, 1 chén là gia tiên. Việc chọn kỷ 3 chén hay 5 chén không ảnh hưởng tới tài lộc và đại kỵ thờ mà chỉ phụ thuộc vào ban thờ to hay nhỏ.

Nước trong kỷ thờ nên là nước gì? Rót rượu, trà, nước ngọt, cà phê vào được không?

Thông thường khi dâng nước trong kỷ nước mọi người thường dùng nước sạch, nước lọc, nước lã, nước đun sôi để nguội.

Đối với ban thờ Phật thì nước sạch là được còn nước đun chưa, hay nước lấy từ vòi nước máy ra đều được. Nhưng ở ban thờ Phật tuyệt đối không dùng rượu hay trà, cà phê, nước ngọt... mà chỉ dùng nước trắng. Bởi ban thờ Phật ý nghĩa của chén nước là để phật tử soi mình, không phải mời Phật uống. Hơn nữa Phật không thắp hương rượu, trà, cà phê, nước ngọt vì chúng không thanh tịnh.

Đối với ban Thần Tài: Nên lấy nước sạch để thờ hoặc rượu trắng, không để các đồ uống khác vì không có ý trang trọng, hơn nữa sẽ nhanh bị hỏng, bị ruồi bâu gây mất vệ sinh khu vực thờ.

Đối với ban gia tiên: Thông thường dùng nước lã vì dân gian quan niệm ma uống nước lã, ý là người đã khuất thì dùng nước lã. Tuy nhiên đến nay nhiều chuyên gia tâm linh văn hóa cho rằng nước đã đun sôi hay nước lã cũng đều được, nhưng không nên dùng nước ngọt nhiều màu. Bởi thực chất nước ngọt có gas, nước màu không thanh sạch tôn kính, trang nghiêm. Trong thờ cúng gia tiên, nếu biết có cụ cố, bà cô, bố mẹ khi sống rất thích trà, hoặc rượu, cà phê thì có thể dâng cúng đồ uống này với ý nghĩa trần sao âm vậy. Nhưng kỷ nước thì dâng chung cho nhiều thần linh, bà cô, ông cố nên để nước ở trong kỷ là nước lọc. Còn nếu muốn dâng thêm trà, cà phê, rượu cho cụ thể ông bà cụ cố thì dâng thêm chén bên ngoài. 

Đặc biệt nếu dâng cúng vào dịp giỗ kỵ ai đó mà chúng ta hiểu rõ khẩu vị của họ khi còn sống thì có thể dùng loại nước họ thích để dâng thêm với tấm lòng tôn kính, thể hiện sự tưởng nhớ sâu sắc.

Hơn nữa trong việc thờ cúng thắp hương thì nước lọc không thể thiếu, giống như chúng ta khi ăn uống ngoài trà, rượu, cà phê thì vẫn cần nước lọc tráng miệng. Thế nên nếu muốn dâng đồ uống khác là trà, cà phê... thì tốt nhất kỷ nước vẫn nên đựng nước lọc, còn những đồ uống khác thì dâng thêm trong chén đĩa khác đặt bên cạnh.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Tác giả: An Nhiên