Loại rau được nhắc đến ở đây chính là cây hoa xuyến chi hay còn có một số người gọi là hoa cúc dại. Dây là loại cây thân thảo thuộc họ cúc. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này ở những bờ ruộng, khoảng đất hoang. Cây hoa xuyến chi thường phát triển mạnh vào mua xuân. Loại cây này thường có hai loại. Chúng khác nhau ở màu thân, một loại có thân màu đỏ và một loại có thân màu xanh.
Từ trước tới nay, nhiều người cho rằng hoa xuyến chi là cỏ dại nên thường chặt bỏ. Tuy nhiên, cây hoa xuyến chi thân đỏ vốn có thể sử dụng như một vị thuốc trong Đông y.
Theo y học cổ truyền, hoa xuyến chi có vị mát, cay, bổ gan, dạ dày, ruột già. Thân và cây được dùng làm rễ. Những bộ phận này của cây hoa xuyến chi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, cầm mau, giảm sưng tấy, trị viêm học cấp tính, viêm nha chui, mụn nhọt...
Nghiên cứu cho thấy, các thành phần hóa học của cây hoa xuyến chi có phenol và flavonoid. Ngoài ra, loại cây này cũng có hàm lượng kali cao gấp 20 lần so với các loại rau thông thường khác. Bên cạnh đó, cây hoa xuyến chi còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các loại axit amin cần thiết cho cơ thể.
Một số lợi ích của hoa xuyến chi đối với sức khỏe
- Hạ huyết áp
Cây hoa xuyến chi chứa nhiều protein, hàm lượng kali cao, natri thấp nên tốt cho việc bảo vệ mạch máu, giúp hạ huyết áp.
- Thanh nhiệt, giải độc
Theo y học cổ truyền, cây hoa xuyến chi có vị ngọt hâu, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, sát trùng. Loại cây này có thể được sử dụng để trị tình trạng mẩn ngứa trên da, rôm sẩy...
- Phòng bệnh
Cây hoa xuyến chi được coi là thực phẩm tính kiềm nên có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa viêm gan, viêm amidan, ngăn chặn sự xuất hiện của các tế bào K...
Một số cách chế biến cây hoa xuyến chi
- Cây hoa xuyến chi xào tỏi
Bạn hãy nhặt lấy phần ngọn non của cây hoa xuyến chi, rửa sạch. Đặt một nồi nước lên bếp. Chờ nước sôi thì cho cây xuyến chi vào chần khoảng 10 giây. Vớt ra ra và xả lại bằng nước lạnh cho rau nguội và giữ được màu xanh.
Đặt chảo lên bếp và bỏ dầu, tỏi vào phi thơm. Bỏ rau xuyến chi vào xào nhanh, nêm nếm gia vị cho vừa ăn là được. Rau xuyến chi sẽ có vị hơi hăng và đắng nhẹ.
- Canh cây hoa xuyến chi
Bạn cũng có thể dùng cây hoa xuyến chi để nấu canh với đậu phụ, thịt nạc.
Để nấu canh, bạn cũng lấy phần ngọn non của cây rửa sạch và chần qua nước sôi.
Đậu phụ bóp nát và trộn với thịt nạc băm, hành lá và một chút gia vị cho vừa ăn. Có thể trộn thêm một ít bột bắp để tăng độ kết dính.
Đặt một nồi nước lên bếp, đun cho nước sôi rồi tắt bếp. Viên đậu phụ và thịt thành từng viên vừa ăn rồi thả vào nồi. Sau khi làm hết nguyên liệu, bật lại bếp và đun cho nước sôi đến khi các viên đậu thịt chín thì cho hoa xuyến chi vào nấu cùng.
Nếu không sử dụng đậu phụ viên, bạn chỉ cần cho thịt băm vào nồi nước sôi, nấu cho thịt chín rồi thả rau xuyến chi vào nấu, nêm nếm gia vị vừa ăn là được.
- Nộm cây hoa xuyến chi
Bạn cũng có thể sử dụng cây hoa xuyến chi để làm nộm. Ngắt lấy phần ngọn non của cây hoa xuyến chi, rửa sạch và chần qua nước sôi. Sau đó, vớt rau ra và ngâm ngay vào bát nước đá cho rau giữ được độ giòn, màu xanh bắt mắt. Cho rau vào bát trộn cùng nắm tỏi ớt chua ngọt. Để tăng thêm độ ngon của món ăn, bạn có thể trộn cây hoa xuyến chi với thịt luộc thái sợi mỏng hoặc các loại thịt bò, tôm... khác tùy sở thích. Cuối cùng, rắc lạc rang lên trên cho thơm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
'Nữ hoàng vitamin C' gọi tên loại quả rẻ tiền này
-
Loại cá nhỏ Ngon – Bổ - Rẻ: Giàu omega-3, bổ sung cho xương, não rất tốt
-
4 loại rau củ bạn thân người gầy, kẻ thù của người béo tăng cân nhanh hơn thịt cá: Ai cũng nên biết
-
Quả vải đang vào mùa chín rộ, những đối tượng này cần cẩn thận khi ăn kẻo rước bệnh
-
Bất ngờ với 6 mẹo hữu ích của vỏ chuối đối với sức khỏe và đời sống