Quả na hay còn gọi là mãng cầu ta, sa lê, là loại quả quen thuộc đối với người Việt. Thông thường, để ăn na chúng ta cần bóc vỏ và vừa ăn vừa nhả hạt từ từ. Tuy nhiên, mới đây một cư dân mạng đã "khai sáng" cho chúng ta cách ăn na vô cùng tiện lợi.
Đầu tiên, cô gái bóc hết phần vỏ của quả na. Sau đó, dùng dao gọt phần thịt xung quanh để riêng ra một bên. Cuối cùng, lấy một chiếc dĩa (nĩa) nhỏ để lấy hết phần hạt bên trong ra. Và thế là chúng ta thu được phần cùi ngon lành.
Hạt na có chứa độc tố, cần lưu ý khi sử dụng
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, trong Đông y, quả na có vị ngọt, hơi chua, tính ấm, tác dụng trị đái tháo, tiêu khát, nhọt vú... rất tốt cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi.
Tuy nhiên, hạt của quả na có chứa độc tố, có thể gây ngộ độc đườn tiêu hóa nếu nuốt phải. Độc tố trong hạt na nếu dính vào mắt có thể gây bỏng mắt, bỏng biểu mô giác mạc; nếu không sơ cứu, chữa trị đúng cách sẽ gây viêm loét giác mạc, dẫn tới mù lòa vĩnh viễn. Nếu độc tố của hạ na bị dính trên da, nhất là các vết thương hở, có thể làm da bị lở loét, viêm nhiễm nặng nề.
Tuy nhiên, lương y Sáng cũng cho biết trường hợp ngộ độc na chỉ xảy ra khi hạ na đã bị đập nát. Nếu vô tình nuốt phải hạt na, bạn cũng không cần quá lo lắng. Phần hạt có lớp vỏ rất dày và cứng, ngăn không cho độc tố phát huy tác dụng. Nếu vô tình nuốt phải, hạt sẽ được đào thải ra ngoài cùng các chất thải khác mà không gây hại cơ thể.
Lưu ý, không tự ý dùng hạt na để trị chấy, rận hoặc nhuộm răng vì có thể gây ra tác dụng phụ.
Tác giả: Thanh Huyền
-
2 bộ phận có hại của quả na đừng dại ăn vào kẻo hối hận không kịp
-
Loại quả "lạ" to như bưởi nhưng vỏ cứng giống dừa, nấu lên chuyển màu đen: Dùng trị nhiều bệnh, rất ít người biết
-
Ăn măng cụt xong đừng vứt vỏ, giữ lại sẽ có nhiều lợi ích nhất là với sức khỏe
-
Mùa na chín rộ, ăn bổ nhưng 4 nhóm người này nên nói không
-
Chuyên gia chia sẻ: Bí quyết chọn sườn heo tươi ngon chuẩn hàng chất lượng