Mẹo nhỏ giúp mẹ nuôi con nhàn tênh, nhất định không thể bỏ lỡ

( PHUNUTODAY ) - Với mẹo dân gian vừa đơn giản vừa hiệu quả sau đây sẽ giúp bé lớn ngoan khỏe mạnh còn mẹ thì nhẹ tênh khỏe mạnh.

Chọn người mát tay để bế con từ viện về nhà

Phương pháp nhân gian này ngày nay đã được rất nhiều mẹ áp dụng. Khi đón trẻ từ viện về nhà, các mẹ phải chọn những người thật sự nhẹ vía, dễ ăn dễ ngủ, đồng thời có gia cảnh hiện tại sung túc, có học thức càng cao càng tốt,… để bế trẻ từ viện về nhà.

Việc chọn người bế bé về nhà như vậy vừa nghiêng về quan niệm, vừa có tính khoa học. Vì người nào mát tay, nhẹ vía, thích gần gũi trẻ, có học thức cao... thường thường sẽ bế rất chắc tay, sưởi ấm trẻ trên suốt đoạn đường đi. Nếu có xảy ra sự cố thì có thể xử lý linh hoạt, chở che con an toàn tuyệt đối.

Để con không bao giờ đau bụng

Nói trước các mẹ là cách này theo dân gian và các mẹ nhớ làm cẩn thận nha! Em theo mẹ và bà trong nhà làm cho chứ em cũng không dám nhưng đúng thật là con và các cháu nhà em đều không bao giờ đau bụng vặt, ăn khỏe và ăn tất cả mọi thứ mà chẳng bao giờ thấy kêu đau bụng gì. Mẹ canh lúc con vừa rụng rốn, rốn đã sạch và khô hoàn toàn thì pha hỗn hợp phèn chua đã nướng với ít dầu dừa. Lấy bông chấm hỗn hợp này đặt lên rốn bé và để đó cho thật khô.

Cách này chỉ làm 1 lần duy nhất trong đời lúc rốn vừa rụng và khô hoàn toàn để giúp bé không bị đau bụng gió, ăn gì vào cũng chẳng sợ đau bụng.

Chữa bé khóc dạ đề

Khóc dạ đề là bé hay khóc đêm. Tuy vài tuần sau sinh sẽ tự dưng khỏi nhưng do trong khoảng thời gian này mẹ rất mệt và cực kỳ streess nên các mẹ thấy cách nào trị cho con hiệu quả thì làm nha!

Cách 1: Lấy lá trầu không hơ trên bếp và đặt lên rốn con. Nhớ là rốn phải rụng và khô hoàn toàn mới áp dụng để không bị nhiễm trùng nha mẹ! Sau khi đắp, bế con lên, ấp vào người mẹ. Hơi ấm mẹ và lá trầu không đã hơ sẽ giúp bé không còn khóc dạ đề nữa.

Cách 2: Lấy 7-9 hạt bìm bìm, đem giã nát, trộn với nước ấm để tạo thành một thứ bột hơi nhão. Mỗi khi bé ngủ, lấy bột này đắp lên rốn, bé sẽ ngủ ngon suốt đêm, không khóc quấy.

Làm sạch lưỡi bé

Các bà hay dùng mật ong cho trẻ nhỏ để rơ lưỡi. Nhưng mật ong dùng cho trẻ dưới 1 tuổi sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, các mẹ nên thay bằng lá rau ngót. Chỉ cần giã nát, lấy nước cốt và dùng gạc rơ lưỡi rơ cho con. Sau đó chỉ cần dùng nước rơ lưỡi mua ngoài hiệu thuốc, rơ vài lần là sạch.

Treo tỏi trên đầu giường để bé ngủ ngon

Đây cũng là mẹo nuôi con dân gian được nhiều người áp dụng. Sau khi cả 2 mẹ con đã về đến nhà để nằm cữ, mẹ nhớ dặn người nhà treo một chùm tỏi ta ở đầu giường nằm của hai mẹ con. May thêm một cái túi dây rút nhỏ xíu, bỏ vào đó 1-2 tép tỏi rồi rút lại, lấy kim đính vào áo bé. Với hai mẹo nhỏ dùng tỏi này, bé sẽ ngoan hơn rất nhiều, ít khóc, ít quấy, ít bệnh này bệnh nọ.

Theo quan niệm từ xưa, củ tỏi xua đuổi tà khí, vong hồn sợ tỏi nên không dám đến gần quấy nhiễu bé. Ngoài ra, tỏi có tính sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng, làm mạnh khí huyết… nên để nó bên cạnh mẹ và bé có thể sát trùng không khí phần nào, ngừa cảm bệnh cho hai mẹ con.

Dâu tằm để bé ngủ ít giật mình

Để sẵn một cành dâu tằm nhỏ (càng tươi càng tốt) để trong gường của bé hoặc một vòng dâu tằm đeo tay cho bé sẽ giúp xua đuổi tà khí khi bé ngủ. Theo quan niệm ngày xưa thì người ta cho rằng trẻ nhỏ vía còn non nớt, nên dễ bị các thế lực tâm linh trêu trọc nên trẻ thường quấy khóc, giật mình mà các thế lực này lại sợ roi bằng cây dâu tằm nên đây cũng là một mẹo được các mẹ thường dùng.

Cây dâu từ xưa đã được tận dụng để chữa các bệnh như ho cảm, đau nhức đầu, lưu thông máu kém, đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, phát ban, sưng viêm… nên có lẽ các tinh chất từ cành dâu tươi cũng góp phần cải thiện giấc ngủ cho bé, giúp con phòng ngừa bệnh vặt.

(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)

Tác giả: Mộc