Giặt bằng nước lạnh
Các máy giặt đời mới sẽ có khả năng điều chỉnh mức nhiệt độ nước giặt nóng, lạnh. Tuy nhiên, nếu không quá cần thiết, bạn đừng giặt bằng nước nóng. Việc sử dụng chế độ giặt nước nóng sẽ gây tốn nhiều điện năng hơn. Thay vào đó, hãy để máy giặt bằng nước lạnh để tiết kiệm điện.
Sử dụng đúng loại bột giặt
Với máy giặt, bạn nên chọn đúng loại bột giặt/nước giặt phù hợp. Thay thế bột giặt bằng nước giặt giúp sản phẩm tan nhanh hơn trong nước lạnh. Nếu sử dụng bột giặt, bạn có thể hòa tan với nước trước khi bỏ vào máy giặt để tránh cặn bị dính lên đồ.
Ngoài ra, bột giặt/nước giặt dành cho máy cửa ngang và cửa trên là hai loại khác nhau. Sản phẩm dùng cho máy cửa trên thường tạo nhiều bọt hơn, nếu dùng có máy cửa ngang thì có khả năng bọt bị tràn ra ngoài lồng giặt, gây hại cho máy. Vì vậy, hãy lựa chọn đúng loại chất tẩy rửa phù hợp với máy giặt của bạn.
Chọn mức nước phù hợp
Mức nước tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng điện của máy giặt và lượng điện để bơm nước vào máy giặt. Nếu gia đình không quá đông người, khoảng 2 ngày bạn mới cần giặt đồ một lần. Cho quá ít quần áo vào máy khiến may không hoạt động hết công suất gây lãng phí điện nước. Còn giặt quá nhiều quần áo sẽ khiến máy quá tải, nhanh hỏng.
Khi giặt, nếu máy cho phép điều chỉnh mức nước, bạn có thể chọn mức phù hợp với lượng quần áo cần giặt. Nếu đồ mỏng, nhẹ và không quá bẩn, bạn chỉ cần sử dụng mức nước thấp, số lần xả nước ít. Đối với quần áo dày và cần làm sạch kỹ hơn, bạn có thể chọn mức nước lớn hơn và số lần xả nước nhiều hơn.
Chọn chương trình giặt thích hợp
Máy giặt thường có rất nhiều chức năng giặt khác nhau như giặt đồ bình thường, giặt đồ lên, giặt chăn gas, giặt nhanh... Trước khi giặt, bạn nên phân loại quần áo để chọn một chế độ giặt phù hợp. Cách này sẽ giúp bạn làm sạch quần áo tốt hơn, tiết kiệm điện nước đồng thời giúp máy vận hành ổn định, kéo dài tuổi thọ của máy.
Làm sạch các vết bẩn cứng đầu bằng tay trước khi cho vào máy
Đối với những trang phục có các vết bẩn khó làm sạch, trên những vị trí như cổ áo, tay áo, gấu áo rất khó làm sạch nếu chỉ sử dụng máy giặt. Vì vậy, bạn có thể vò tay trước khi cho vào máy giặt. Việc này giúp quần áo sạch hoàn toàn.
Chọn chế độ vắt phù hợp
Với những quần áo dày, chăn ga nặng, bạn có thể sử dụng chế độ vắt cực khô để rút ngắn thời gian phơi, sấy. Với quần áo mỏng, nên chọn chế độ vắt thấp hơn để tiết kiệm điện. Khi thời tiết khô ráo, có nắng ấm, bạn cũng chỉ cần chọn chế độ vắt thấp vì quần áo phơi ngoài trời sẽ rất nhanh khô.
Rút phích cắm sau khi sử dụng
Đa số các gia đình đều để nguyên phích cắm máy giặt cố định ngày này qua ngày khác. Tuy nhiên, điều này có thể gây chập mạch điện và làm giảm tuổi thọ của máy.
Ngoài ra, nếu đặt máy giặt ở nơi ẩm ướt, việc cắm máy giặt liên tục cũng làm tăng nguy cơ rò rỉ điện.
Vì vậy, hãy chọn vị trí đặt máy giặt khô ráo, nên rút phích cắm hoặc ngắt cầu dao khi không sử dụng đến để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện.
Vệ sinh máy định kỳ
Sau một thời gian sử dụng, chất bẩn từ quần áo có thể đóng cặn trong máy làm tăng độ ma sát khiến máy chạy có tiếng ồn lướn. Đất cát đóng ở các van dẫn, van xả cũng làm nước vào máy không chính xác, gây lãng phí điện nước cũng như khiến quần áo không được làm sạch. Vì vậy, bạn cần phải chú ý vệ sinh máy giặt thường xuyên để máy vận hành tốt hơn. Nếu có thời gian, hãy vệ sinh máy 1 lần/tháng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Nhà nồm ẩm chớ mở cửa, bật quạt, làm theo cách này đảm bảo khô ráo trong tích tắc
-
Tủ lạnh chỉ dùng để bảo quản thực phẩm thì quá phí, đây là loạt công dụng hữu ích mà nhiều người không biết
-
Trộn kem đánh răng với muối: Mẹo nhỏ đem lại 7 công dụng bất ngờ, giúp chị em tiết kiệm tiền triệu mỗi năm
-
Trước khi đi ngủ bỏ 1 cuộn giấy vệ sinh vào tủ lạnh: Lợi ích rất lớn, nhiều người chưa biết mà áp dụng
-
Bỏ 1 tờ khăn ướt vào máy giặt: Có công dụng tuyệt vời nhưng nhiều người chưa biết