Gừng là gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và còn là một vị thuốc Đông y hiệu quả. Tuy nhiên bạn nên ăn gừng buổi sáng thay vì buổi tối. Gừng có vị cay tính ấm nên ăn buổi sáng giúp đánh thức các giác quan, làm ấm cơ thể còn ăn buổi tối, đặc biệt nếu ăn đêm thì sẽ không hợp quy luật sinh lý là ban đêm cơ thể hạ thân nhiệt.
Ăn mỗi miếng gừng vào buổi sáng khi thức dậy bạn sẽ có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đó là vì trong gừng có nhiều hợp chất tự nhiên mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, bao gồm:
Gingerol: Là hoạt chất chính trong gừng, gingerol có tính chất chống vi khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa. Nó làm giảm đau, giảm viêm và cũng làm giảm cảm giác buồn nôn.
Shogaol: Là một hợp chất có tính chất tương tự gingerol, shogaol được tạo ra khi gingerol được gia nhiệt. Nó cũng có khả năng giảm đau và giảm viêm.
Paradol: Đây là một thành phần khác trong gừng có tính chất kháng vi khuẩn và chống viêm. Paradol có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus.
Zingiberene: Là một hợp chất có mùi thơm đặc trưng của gừng. Nó có tính chất chống vi khuẩn và có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa.
Vitamin và khoáng chất: Gừng cung cấp một số lượng nhất định các vitamin như: vitamin C, vitamin B6 và các khoáng chất như kali, magie và mangan. Những chất này quan trọng cho sức khỏe tổng thể và chức năng của cơ thể.
Các thành phần dinh dưỡng và hoạt chất này cùng nhau tạo ra những lợi ích sức khỏe đa dạng của gừng.
Gừng giúp phòng và giảm cảm lạnh
Buổi sáng trời lạnh, đặc biệt khi trở trời có thể khiến bạn bị lạnh. Nhâm nhi một lát gừng buổi sáng có thể giúp ngừa bệnh lý đường hô hấp, cảm lạnh. Còn với người không may đang bị bệnh hô hấp hay cảm lạnh thì một lát gừng có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Gừng bảo vệ gan hiệu quả
Gừng chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất quý có thể tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan. Nghiên cứu của Viện Y khoa Harvard năm 2018 đã khẳng định rằng, gừng có thể giúp cải thiện chức năng gan.
Nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy tiêm chiết xuất từ gừng có thể làm giảm nồng độ men gan đặc trưng, điều này cho thấy gừng có thể có lợi cho gan.
Do đó bạn nên duy trì ăn một miếng gừng buổi sáng sẽ giúp bảo vệ gan. Hơn nữa buổi sáng là lúc ăn gừng giúp cơ thể hấp thu.
Chống xơ vữa động mạch
Khi ăn một lát gừng vào buổi sáng có thể làm giảm nhanh hàm lượng triglyceride và cholesterol trong mạch máu, từ đó có thể ngăn ngừa động mạch bị xơ vữa.
Nghiên cứu của Trường Đại học Maryland đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ gừng có thể giúp làm giảm mức độ cholesterol và triglyceride trong máu.
Nghiên cứu thử nghiệm trên tình nguyện viên, họ được dùng gừng hàng ngày và kết quả cho thấy mức độ cholesterol và triglyceride giảm, từ đó giúp ngăn chặn sự phát triển của một số bệnh lý tim mạch.
Khi càng lớn tuổi mạch máu của chúng ta càng kém đàn hồi nên việc tạo thói quen ăn một miếng gừng buổi sáng ngay từ sớm càng tốt cho sức khỏe và sự trường thọ.
Gừng giúp kháng khuẩn, chống viêm
Gừng là một loại thảo mộc có tác dụng kháng khuẩn và giải độc. Nghiên cứu của Trường Đại học New South Wales năm 2016 đã tìm thấy mối liên kết giữa việc tiêu thụ gừng và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm răng miệng.
Các chuyên gia đã theo dõi một nhóm tình nguyện viên và kết quả cho thấy người thường xuyên ăn gừng thì ít có khả năng mắc bệnh viêm nhiễm răng miệng hơn so với những người không tiêu thụ.
Tác giả: An Nhiên
-
Uống nước cam có tốt cho người bị viêm loét dạ dày không?
-
Những thực phẩm tạo ra nồng độ cồn trong hơi thở, nhớ lưu ý khi ăn
-
Loại rau đắt hơn thịt, bổ ngang tổ yến, nhân sâm, làm được nhiều món ngon mà ít người mua về
-
Bí quyết hạ đường huyết, thanh lọc cơ thể từ loại rau ‘mọc đầy vườn’
-
Loại cây chỉ ra 1 lá duy nhất trong đời, mọc ở núi đá, quý giá ngang nhân sâm