Những thực phẩm tạo ra nồng độ cồn trong hơi thở, nhớ lưu ý khi ăn

( PHUNUTODAY ) - Không chỉ uống rượu bia mới tạo ra nồng độ cồn mà một số thực phẩm cũng có thể khiến hơi thở của bạn có mùi cồn.

Kiểm tra nồng độ cồn khi tham gia giao thông đã trở thành câu chuyện đáng được quan tâm trong đời sống xã hội hiện nay. Trước tình hình nghị định của nhà nước có hiệu lực, nhiều người băn khoăn về việc ăn thực phẩm không uống rượu bia cũng có thể có nồng độ cồn. Trên các trang mạng xã hội, diễn đàn xuất hiện nhiều thông tin rằng họ chỉ ăn hoa quả mà cũng bị lên nồng độ cồn. Điều đó thực hư ra sao?

Một số thực phẩm hoa quả, bánh mì... có thể tạo nồng độ cồn trong hơi thở

Một số thực phẩm hoa quả, bánh mì... có thể tạo nồng độ cồn trong hơi thở

Những loại thực phẩm nào tạo ra nồng độ cồn?

Đó là những loại trái cây hoa quả nhiều đường như chuối tiêu, chôm chôm, mít, vải..., hoặc các sản phẩm đồ uống có cồn từ hoa quả đều có thể lên men tự nhiên sau khi sử dụng và sinh ra lượng cồn nhất định trong hơi thở

Đó là những thực phẩm dễ lên men như bánh mì, bánh ngọt từ bột mì...

Đó là những món ăn dùng bia rượu để sơ chế, xử lý, hấp, luộc dù dùng ít nhưng vẫn có thể tạo ra nồng độ cồn.

Đó là những thực phẩm giàu chất bột đường (cơm, bún, phở...), giàu chất xơ (rau xanh), sữa chua cũng tạo ra nồng độ cồn "ngoại sinh" sau khi ăn, nhất là sau khi ăn quá no vào buổi tối, làm thức ăn khó tiêu hóa, sản sinh nồng độ cồn.

Sau khi ăn những thực phẩm này với lượng lớn có thể đo được nồng độ cồn dù ở trị số rất nhỏ.

Ngoài ra, một số người mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng có nhiều nguy cơ phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở. Thời gian đào thải hết nồng độ cồn trong vòng khoảng 15-30 phút tùy lượng bạn ăn.

Để nhanh giảm nồng độ cồn trong hơi thở sau khi ăn thực phẩm

Để tránh tình trạng có nồng độ cồn do ăn thực phẩm thì bạn nên chú ý súc miệng, uống thêm nước lọc sau ăn,

Bạn cũng nên hạn chế ăn quá no để tránh tình trạng tăng nồng độ

Sau ăn nên nghỉ ngơi 30 phút, súc miệng, uống thêm nước lọc. Nếu khi kiểm tra mà có nồng độ cồn trong khi bạn chỉ ăn thực phẩm không uống rượu bia thì có thể đề nghị cán bộ cho nghỉ thêm 15 phút rồi đo lại.

Nên hạn chế ăn quá no, ăn nhiều trái cây vào buổi tối, đặc biệt chú ý ở những bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa vì sẽ gây khó chịu ở bụng nhiều hơn và kéo dài đến hôm sau. Lúc này, trong cơ thể chúng ta có nồng độ cồn cao hơn vì thực phẩm sau ăn chưa được tiêu hóa hết.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link