Về vấn đề, đứng, ngồi bàn hay trải chiếu ngồi bệt ăn cơm thì mới có lợi cho sức khỏe, các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một quy chuẩn nào và cách thức ăn uống có thể đem lại lợi ích lớn nhất cho sức khỏe. Chính vì thế, việc bạn đứng, ngồi hay ngồi bệt xuống sàn còn sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện cũng như văn hóa hoặc thói quen hàng ngày. Còn nếu như xét theo khía cạnh sức khỏe thì mỗi tư thế ăn uống lại sẽ có những ảnh hưởng nhất định khác nhau. Cụ thể như:
1. Đứng ăn
Theo các chuyên gia, việc đứng ăn sẽ có thể mang lại những lợi ích nhất định đối với hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là bởi, khi ăn ở tư thế đứng thì dạ dày sẽ ở chiều xuôi xuống, từ đó giúp cho việc tiêu hóa diễn ra được tốt hơn và bạn cũng có thể ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, đa số khi ăn đứng thì chỉ có ở những buổi tiệc chứ trong gia đình rất ít ai lại cứ đứng sừng sững để ăn cả.
2. Trải chiếu ăn cơm
Đây là cách ăn được người Việt áp dụng từ xa xưa, cho đến nay vẫn có rất nhiều gia đình giữ lại thể hiện một nét đẹp văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, nhìn về khía cạnh khoa học, cách ăn uống này sẽ không quá tốt cho dạ dày. Nguyên nhân là vì, khi ngồi dạ dày sẽ bị đẩy lên nên khó có thể ăn được đủ thành phần cũng như làm cản trở khả năng tiêu hóa thức ăn. Đối với những người đang bị thừa cân béo phì hay những chị em đang có nhu cầu giảm cân thì nên áp dụng cách này, bởi nó sẽ hạn chế nhu cầu ăn của họ.
Còn với trẻ em và người gầy thì việc áp dụng tư thế này sẽ khiến ăn nhanh no, ăn không đủ và có thể dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra, ngồi bệt xuống đất ăn cơm mà trong mâm cơm còn có trẻ nhỏ thì sẽ khó quản lý hơn. Đồng thời, nếu khâu vệ sinh nền nhà, thảm hoặc chiếu trải không tốt thì dễ gây nhiễm khuẩn, ký sinh trùng. Phụ nữ mang thai không nên ngồi ở tư thế này vì không thoải mái.
3. Ngồi bàn ăn
Đây là cách ăn được nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay áp dụng. Theo các chuyên gia, việc ngồi bàn ăn là hợp lý. Vì khi ngồi bàn, chân vẫn có thể duỗi được, không bị gò bó quá mức. Mà dạ dày cũng không bị chèn ép, vẫn ở tư thế thẳng đứng nên việc tiêu hóa tốt hơn, ăn cũng được nhiều hơn.
Khi nói về tư thế tốt nhất cho việc ăn uống thì đó là ăn đứng. Nhưng việc áp dụng cách thức nào còn tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Nếu gia đình đông người, nhà chật mà không có điều kiện kinh tế thì không thể ép họ phải mua bàn ăn rộng được.
Những sai lầm khi ăn cơm cần tránh:
- Ăn cơm nguội: Ăn cơm nguội để lâu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bởi kể cả khi cơm không có dấu hiệu ôi thiu hoặc đã rang và hâm nóng lại thì bạn vẫn có nguy cơ bị nhiễm độc tố với các biểu hiện như mắc ói, ói, chóng mặt.
- Ăn quá nhiều: Ăn nhiều cơm quá mức sẽ khiến đường huyết tăng cao và làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường cũng như các biến chứng về tim mạch. Chính vì vậy, người trưởng thành có mức lao động và thể lực trung bình nên ăn mỗi bữa 2 bát cơm.
- Không nhai kỹ: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Ăn cơm quá nhanh mà không nhai kỹ sẽ có hại cho dạ dày. Bởi, cơm chưa được nghiền nhỏ mà cứ thế đi thẳng xuống sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
- Uống trà trong và sau bữa ăn: Đây là thói quen rất hại sức khỏe. Nguyên nhân là do, nước trà khiến protein trong thức ăn bị kết tủa lại và làm cho niêm mạc dạ dày bị co lại, loãng dịch vị, từ đó gây ra những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa.
Tác giả: Minh Hằng
-
Tổ tiên nhắc nhở: Ăn cơm tay không bưng bát sẽ nghèo một đời, quen thói rung chân sẽ xui xẻo ba kiếp
-
Ông bà ta dạy: ‘Ăn cơm không cắm đũa, ngồi ghế không rung chân’, người phúc ít hay nhiều là ở đấy
-
Những người sống thọ thường có chung 1 thói quen “miễn phí” khi ăn này
-
3 thói quen ăn cơm tưởng vô hại nhưng lại gây béo phì, tổn thương dạ dày
-
Tại sao các cụ xưa nói: "Ăn cơm tay không bưng bát là nghèo cả một đời?''