Sống không tầm nhìn
Đối với người nghèo, từ lúc sinh ra, số phận không hề định đoạt họ sẽ trở thành người nghèo. Chẳng qua là họ không biết cách phát triển bản thân, không biết cách phát huy sở trưởng, hoàn thiện những điều còn thiếu sót.
Cuộc sống này có nhiều người sử dụng sự siêng năng để tự lừa dối bản thân, lấy vẻ ngoài siêng năng để che đậy bản chất lười biếng. Hết sức sai lầm khi chúng ta nghĩ rằng chỉ có sự siêng năng mới có thể giúp một người thành công. Bởi nỗ lực không phải là lặp đi lặp lại những đơn giản các hoạt động thuần túy. Bạn nhất định phải có tư duy, đủ tầm hìn mới có thể giúp bản thân đổi đời.
Sự khác biệt nằm ở trong suy nghĩ. Người nghèo có xu hướng tập trung vào cái lợi trước mắt, trong khi người giàu có tầm nhìn xa lại biết cách tự tạo cơ hội cho mình. Quả đúng như câu nói "Người giàu nghĩ tới năm sau, người nghèo chỉ cần trước mắt”.
Chi tiêu vô độ
Những người giàu dù họ có dư giả tài chính nhưng tuyệt đối họ không phung phí vào những thứ không xứng đáng. Trong khi đó người nghèo với điều kiện kinh tế chưa có nhiều nhưng lại rất thích tiêu hoang. Đây được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ''người giàu càng giàu thêm còn ''người nghèo mãi vẫn hoàn nghèo''.
Ô tô chính là một trong những thứ mà người giàu từ chối tiêu, trong khi người nghèo chọn cách vay mượn để mua cho bằng được. Không có gì lãng phí hơn việc mua một chiếc xe mới. Đối với đa số, xe cộ chỉ đơn thuần là phương tiện di chuyển, là tiêu sản, chứ không phải thứ giúp khoa trương của cải. Người có tiền theo đó có thể trung thành với chiếc xe cũ của họ trong nhiều năm thay vì đổi mới liên tục.
Than vãn
Nếu như người giàu nhìn tiền như một công cụ có khả năng tạo nên sự tự do, cơ hội cho họ cùng gia đình. Thế nhưng với những người bình thường, tiền bạc lại chính là áp lực lớn.
Coi tiền bạc là áp lực, người nghèo bắt đầu thói quen than vãn và kết cục là nghèo vẫn hoàn nghèo. Nguyên nhân tạo nên quy luật này không phải là do ông trời sắp đặt. Mà chung quy cũng chỉ là vấn đề của riêng bản thân họ. Họ dễ dàng chấp nhận số mệnh, nên một khi thất bại sẽ sàng bỏ cuộc ngay lập tức. Đây đều là những người không có ý chí, cho rằng tạo hóa trêu ngươi, vận mệnh đã được định sẵn, để rồi buông xuôi, suốt đời không thoát khỏi kiếp nghèo.
Người giàu họ luôn có niềm tin rằng mệnh có thể đổi, vận có thể tạo. Vận mệnh là do chính họ làm chủ.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Cổ nhân dạy chẳng sai : Sống ở đời có 6 thứ càng tham càng dễ gặp chuyện xui xẻo, khó lường
-
Tổ tiên chỉ dạy: "Giường không rời bảy, quan tài không rời tám, bàn không rời chín", ý nghĩa thực sự là gì?
-
Cổ nhân dạy, " Người vô liêm điều gì cũng dám tranh, kẻ vô sỉ điều gì cũng dám làm", nghĩa là gì?
-
Đời người khôn quá chính là tai họa, hồ đồ một chút mới là đỉnh cao của sự thông minh
-
Vì sao cổ nhân răn dạy: "Người sợ nổi danh, heo sợ béo"