Người Việt đang ăn quá nhiều thứ gia vị này dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm, kiểm tra ngay tránh họa cho gia đình

( PHUNUTODAY ) - Trong nấu nướng người Việt dùng nhiều gia vị này gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Gia vị được nhắc ở đây chính là muối. Người Việt có khẩu vị tương đối mặn so với khuyến cáo lượng muối của tổ chức y tế thế giới. Muối là gia vị quan trọng giúp món ăn ngon hơn. Muối cũng quan trọng với sức khỏe khi dùng vừa đủ. Nhưng người Việt có nhiều món ăn đậm muối như dưa cà, món kho, món chấm.

Người Việt ăn mặn gấp đôi nhu cầu khuyến nghị

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới thì mỗi ngày người trưởng thành cũng chỉ cần khoảng 5g muối. Trong khi đó trung bình người Việt  Nam đang dùng tới 9.4g muối. Thực tế thì có nhiều người ăn mặn hơn cả số này, thậm chí có người ngày ăn gấp, 3, 4 lần nhu cầu lượng muối của cơ thể. Trong bữa ăn của người Việt rất nhiều món mặn như cà muối, dưa muối, cá kho, rau luộc chấm mắm, muối chấm hoa quả...

Ăn nhiều muối gây ra nhiều bệnh nguy hiểm

Trong thực phẩm tự nhiên như thịt, gạo, rau vốn dĩ đã có lượng muối nhất định. Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, trong 100 g thực phẩm, lượng natri có như sau: cua bể (316 mg) cua đồng (453 mg), tôm đồng (418 mg). Đối với sữa, hàm lượng natri cũng gần tương đương với thuỷ, hải sản: trong 100 g sữa bò tươi chứa 380 mg, sữa bột toàn phần là 371 mg…  Các loại thịt chứa lượng natri thấp hơn, trong 100 g ăn được, thì lượng natri có như sau: thịt gà ta (70 mg) thịt lợn (76 mg) ; thịt bò loại 1 (83 mg) …) Do đó nếu không nêm nếm nhiều thì ăn các thực phẩm này cũng đã nạp tương đối đủ muối cho cơ thể.

Thế nhưng khi nấu nướng chúng ta lại thêm nhiều muối vào món kho, canh, xào, luộc. Đặc biệt cấu trúc bữa ăn của người Việt luôn có món mặn đưa cơm và nhiều loại đồ chấm. Thế nên việc người Việt ăn nhiều muối rất dễ nhìn thấy. 

Thói quen ăn của người Việt thừa nhiều muối

Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo, mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê). Để biết lượng muối nêm vào thế nào cho phù hợp thì chúng ta có thể quy đổi như sau 5g muối (1 thìa cà phê) tương đương 35 g xì dầu (7 thìa cà phê); tương đương 8g bột canh (hơn 1,5 thìa cà phê), 11g hạt nêm (hơn 2 thìa cà phê hạt nêm) và 26g nước mắm (tương đương hơn 5 thìa canh nước mắm).

Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lượng muối được khuyến cáo chỉ dưới 0,5 g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3 g muối. Nếu cho trẻ ăn mặn từ nhỏ sau này lớn lên sẽ ăn càng mặn càng nguy hại thận. Thừa muối gây thiếu nước, cơ thể háo khát...

Thừa muối gây nhiều bệnh nguy hiểm

Muối ăn có công thức là natri clorua. Natri có trong muối là chất cần thiết trong hoạt động sống của cơ thể giúp trương lực cơ khỏe, giúp cân bằng điện giải.

Tuy nhiên khi cơ thể bị thừa muối sẽ gây ra nhiều hệ lụy như  tăng huyết áp, dạ dày, các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy thận và đột quỵ. Thống kê cho thấy tại Việt Nam cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp, cứ trong 3 trường hợp tử vong thì có một trường hợp do các bệnh tim mạch.

Lượng muối tiêu thụ chủ yếu là muối trong quá trình nêm nếm, chấm. Một số khoảng 11% từ thực phẩm chế biến sẵn. 

Ăn mặn là nguy cơ dẫn tới tình trạng huyết áp cao. Huyết áp cao sẽ dẫn tới xơ vữa thành mạch, gây nhiều tai biến tim mạch. Nhiều người bệnh huyết áp thực tế chỉ cần điều chỉnh lượng muối là ổn nhưng chúng ta lại phớt lờ khuyến cáo này. 

Ăn mặn cũng gây ra tình trạng như béo phì vì tích nước. Nhiều người giảm cân được khuyến cáo ăn nhạt hơn và họ thành công.

Ăn mặn cũng liên quan tới sức khỏe của thận và tình trạng khô rát môi, bong tróc da môi.

Cách ăn giảm muối

Với cách quy đổi đơn giản 5g muối (1 thìa cà phê) tương đương 35 g xì dầu (7 thìa cà phê); tương đương 8g bột canh (hơn 1,5 thìa cà phê), 11g hạt nêm (hơn 2 thìa cà phê hạt nêm) và 26g nước mắm (tương đương hơn 5 thìa canh nước mắm) thì chúng ta đã phần nào hình dung sự thừa muối trong bữa ăn hàng ngày. 

Do đó bạn nên tập dần cho cả gia đình quen ăn khẩu vị nhạt lại. Việc này nên tập từ từ tránh sốc khẩu vị. 

Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, giò chả, dưa muối, cà muối, mỳ cháo bún phở ăn liền, bim bim... Những loại chế biến sẵn thường có muối thậm chí muối cao vì chúng là một dạng chất bảo quản cần thiết trong chế biến thực phẩm.

Khi ăn các loại nước nước mắm, bột canh, xì dầu... người dùng nên pha loãng và dùng thêm các gia vị khác như chanh, ớt, tỏi.

Ưu tiên các món luộc, hấp thay vì món cần nhiều gia vị mặn trong quá trình chế biến như món kho, rim, rang...

Khi chấm hoa quả nên chú ý lượng muối chấm, bởi đây là cách ăn rất dễ khiến chúng ta nạp thừa muối.

Tác giả: An Nhiên