Bún thường được làm từ bột gạo tẻ, với thành phẩm là những sợi bún nhỏ, trắng đục, dai. Dựa vào nhu cầu của người dùng, búng được chia thành hai loại là bún tươi và bún khô.
Bún thường được ăn cùng với nước dùng từ xương, thịt, riêu cua, cá, ốc... đây là món dễ ăn, ngon miệng, rất được nhiều người yêu thích.
Mặc dù vậy, những nhóm người sau đây không nên ăn bún vì không tốt cho sức khỏe:
Phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua. Các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của cơ thể người mẹ và bé.
Trẻ nhỏ
Bún, mì là món ăn nhanh, dễ chế biến nhất là với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến.
Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ.
Người ốm, bệnh
Khi bị bệnh, bị sốt, thấy không khỏe trong người cũng không nên ăn bún, vì lúc này cơ thể mệt mỏi, tiêu hóa cũng không tốt như ngày thường. Ngoài tinh bột gạo là thành phần chính làm bún, nhà sản xuất còn có thể thêm các phụ gia có thể không an toàn như bột huỳnh quang để làm sáng, chất tẩy để làm trắng, hàn the tạo độ dai và bảo quản lâu.
Người bị bệnh về đường tiêu hóa
Bún tuy mềm và dễ ăn, nhưng vì các đặc điểm trong quá trình sản xuất mà nó có thể gây một số vấn đề với sức khỏe. Bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có vấn đề ở đường tiêu hóa, vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng một ngày để bột nở ra. Trong thời gian này tinh bột sẽ lên men, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng nên hạn chế ăn.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Loại thịt rẻ hơn thịt lợn, ăn nhiều bổ phổi, dưỡng dạ dày, ăn nhiều cũng không béo
-
Phật thủ thắp hương xong đừng bỏ đi lãng phí, làm ngay món ăn bài thuốc cực tốt cho sức khỏe
-
Loại nước ngọt lịm nhưng giúp kiểm soát đường huyết, dưỡng thận, chống K hiệu quả
-
Ăn trứng luộc hay trứng rán thì có nhiều chất bổ hơn?
-
5 khung giờ uống nước lọc tốt nhất trong ngày: Đặc biệt vị trí thứ 2 lợi đủ đường, ai không biết quá tiếc