Loại nước ngọt lịm nhưng giúp kiểm soát đường huyết, dưỡng thận, chống K hiệu quả

( PHUNUTODAY ) - Đây là thứ nước giải khát được rất nhiều người yêu thích vào mùa hè. Đó chính là nước mía. Tuy có nhiều công dụng nhưng khi uống nước mía cũng có nhiều kiêng kị.

Kiểm soát đường huyết

Nước mía là một loại nước có hàm lượng đường cao nhưng lượng đường trong nước mía là loại đường tự nhiên, có chỉ số đường huyết thấp (thường nằm trong khoảng từ 30-40) nên nếu dùng lượng vừa phải thì sẽ không ảnh hưởng tới sức khoẻ mà còn giúp ngăn ngừa đường glucose trong máu tăng đột biến. Nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ khiến tổng lượng đường trong máu tăng lên.

Vì vậy, người tiểu đường vẫn có thể uống nước mía ở một mức độ vừa phải. Uống đúng cách thì nước mía còn đem đến những lợi ích sức khoẻ.

Dưỡng thận

Nước mía có khoảng 70-75% là nước, là thức uống tốt giúp chúng ta phòng ngừa, loại bỏ sỏi và hỗ trựo chức năng thận, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiểu.

Nghiên cứu cho thấy uống nước mía có thể làm tăng lượng protein trong cơ thể, giúp duy trì sức khoẻ của thận và hạn chế các bệnh viêm nhiễm.

Nước mía ít cholesterol, ít natri, không có chất béo bão hoà nên được xem như “thuốc” dưỡng thận, giúp giữ cho thận hoạt động tốt nhất.

Nếu uống nước mía kết hợp với những nguyên liệu khác như chanh và nước dừa sẽ giúp giảm cảm giác nóng rát đường tiết niệu do bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng tiểu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt hiệu quả.

Ngăn ngừa ung thư

Nước mía cung cấp chất chống oxy hoá phenolic, flavonoid và vitamin dồi dào nên có thể bảo vệ, giúp cơ thể chống lại tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Đặc biệt, flavonoid trong mía giúp cơ thể ngăn chặn các tế bào ung thư, nhất là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.

Cải thiện tiêu hoá

Nước mía giúp cải thiện chứng rối loạn tiêu hoá nhờ giàu kali, một dưỡng chất có tác dụng tăng cường trao đổi chất và cải thiện tiêu hoá. Thêm nữa, chất này còn giúp kháng khuẩn nên có thể bảo vệ dạ dày của người bệnh khỏi nguy cơ bệnh tật hoặc nhiễm trùng. Vậy nên, uống nước mía mỗi ngày cũng là cách để chúng ta tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá của mình.

Cải thiện vấn đề răng miệng

Nước mía được xem như cứu tinh cho những người có vấn đề về răng miệng. Mía giàu canxi và phốt pho nên giúp tăng cường men răng, giúp răng chắc khoẻ và chống sâu răng. Bên cạnh đó, ăn mía còn giúp ngăn tình trạng hôi miệng do thiếu hụt chất dinh dưỡng và sâu răng.

3 lưu ý khi ăn mía ai cũng nên nhớ

Ăn uống với lượng vừa đủ

Vì mía có tình hàn, lượng đường cao nên người hay gặp cảm giác khó tiêu, đầy bụng, lạnh bụng cần hạn chế. Khi uống nên ép cùng gừng.

Không để lạnh quá lâu

Nhiều người có thói quen mua hoặc ép nước mía xong cất vào tủ lạnh để cho mát rồi mới uống. Như vậy có thể khiến vi sinh vật gây hại có điều kiện phát triển, dẫn tới tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, gây tổn hại cho sức khoẻ.

Bên cạnh đó, nước mía chế biến tươi, uống liền nên cần đảm bảo dụng cụ ép, đựng nước được vệ sinh sạch sẽ.

3 nhóm người nên hạn chế ăn mía

Người ăn kiêng, phụ nữ mang thai hay người đang uống thuốc nên hạn chế tiêu thụ nước mía. Lý do là vì người đang sử dụng thuốc bổ hay thuốc chống đông máu nếu ăn mía hoặc uống thêm nước mía có thể gây tương tác thuốc, giảm tác dụng của thuốc hoặc gây ra những tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Người đang ăn kiêng, muốn giảm cân thì cần uống nước mía có chừng mực vì nếu uống quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì. Nhất là phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều nước mía vì có thể dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ, nên ăn uống da dạng các loại thực phẩm.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link