Những loại rau quả mẹ bầu không nên ăn để tránh sảy thai, sinh non

( PHUNUTODAY ) - Sảy thai, sinh non là điều không ai mong muốn có thể do người cơ thể người mẹ, tác động môi trường, mẹ làm việc quá sức, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng,....Bên cạnh đó, việc ăn uống của mẹ bầu cần chú ý vì đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc sảy thai, sinh non

 Các loại quả bà bầu không được phép ăn

Quả nhãn

Nhãn có vị ngọt, tính nóng trong khi đó phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong, dễ bị táo bón. Vì vậy khi bà bầu ăn nhiều nhãn có thể làm tăng thân nhiệt, gây động thai, ra huyết, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

 Táo mèo

Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có thể kích thích tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nếu bà bầu ăn nhiều rất dễ bị xuất huyết. Lông của quả đào sẽ gây ngứa cổ họng.

Quà xoài

Ăn nhiều xoài xanh sẽ làm tăng lượng axit trong bao tử, gây cảm giác khó chịu, đầy bụng. Thai phụ chỉ nên ăn xoài khi no.

Đu đủ xanh

 Đu đủ xanh chứa nhiều chất nguy hiểm với thai nhi như prostaglandin, papain và oxytocin. Trong đó, papain khiến tế bào phôi bị phá hủy; prostaglandin và oxytoc kích thích sự co bóp tử cung đẩy thai nhi ra ngoài, sẽ gây sảy thai nếu thai nhi chưa đủ tháng.

Mãng cầu

Mãng cầu có mùi hương dễ chịu, rất dễ ăn, không tạo cảm giác ngấy. Tuy nhiên, mãng cầu được xếp vào danh sách những loại quả có tính nóng không nên ăn nhiều.

Quả mận

Mận chứa nhiều vitamin A rất tốt cho đôi mắt sáng. Bên cạnh đó, hạt mận cũng chứa chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như protein, chất béo, sắt,…có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên, mận có tính nóng nếu lạm dụng sẽ dễ gây phát ban, mụn nhọt, nhất là đối với những người có máu nóng.

 Các loại rau mẹ bầu nên kiêng

Mướp đắng

Mướp đắng thường được dùng làm thảo dược bởi chúng rất có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng axit folic cao trong mướp rất cần thiết trong thai kỳ, giúp thai nhi tránh được các khiếm khuyết khi phát triển các dây thần kinh. Mướp đắng cũng giàu vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng và thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vitamin B, sắt, kali, magie cũng giúp cơ thể mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt lợi cũng có những mặt hại đi kèm. Việc ăn quá nhiều mướp đắng có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt với chị em khó sinh, từng mổ đẻ hay đặt vòng. Thí nghiệm trên chuột có sử dụng mướp đắng liều cao thì sinh con ra bị dị tật. Hạt của mướp đắng có chứa vicine – chất gây ngộ độc.

Rau sam

Rau sam là loại rau dại mọc rất nhiều ở vùng quê. Loại rau này có tính mát nên được rất nhiều người yêu thích lấy về để nấu canh hoặc dùng làm thảo dược giải nhiệt. Tuy nhiên khi phụ nữ mang thai, ăn quá nhiều rau sam có thể gây co thắt tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai.

Ngải cứu

Ngải cứu rất tốt cho những người có tiền sử bệnh đau đầu và thường được sử dụng cho phụ nữ bị sảy thai. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 3 tháng đầu mang thai nếu ăn ngải cứu sẽ làm tăng nguy cơ băng huyết, co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hay sinh non. Để sử dụng ngải cứu an toàn, các mẹ hãy đến gặp bác sĩ đẻ nghe tư vấn trước khi ăn.

Dưa chuột

Dưa chuột có chứa rất nhiều cucurbitacins là một chất lợi tiểu nhưng lại gây bất tiện cho mẹ bầu. Nếu ăn quá nhiều dưa chuột sẽ dẫn đến chứng đầy hơi, khó tiêu,…

Một số mẹ bầu còn bị dị ứng như nổi mẩn ngứa, sưng miệng,… Bởi trong dưa chuột có đến 90% là nước. Nếu dư nước sẽ tăng sức ép lên các mạch máu, dẫn đến nhức đầu khó thở.

Rau ngót

Rau ngót có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung dẫn đến sảy thai, tiêu chảy vì lá rau ngót chứa chất Papaverin. Nếu sử dụng hơn 30gam rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ sảy thai. Do vậy, các bà mẹ có tiền sử sinh non, hay sảy thai thì không nên ăn rau ngót.

Chùm ngây

Chùm ngây là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Hàm lượng vitamin C của chum ngây cao gấp 7 lần so với cam, hàm lượng canxi cao gấp 4 lần so với sữa, hàm lượng vitamin A cao gấp 4 lần so với cà rốt, hàm lượng sắt cao gấp 3 lần so với cà tím và hàm lượng kali cao gấp 3 lần so với chuối.

Tuy nhiên, trong chùm ngây có chứa chất alpha-sitosterol – thành phần có cấu trúc tương tự estrogen có tác dụng trong việc phòng ngừa thai. Khi bạn mang bầu, cơ thể sẽ bài tiết nhiều progesteron khiến tử cung nhạy cảm hơn, alpha-sitosterok gây co thắt dẫn đến sảy thai.

Rau răm

Trong 3 tháng đầu thì tuyệt đối không được ăn rau răm. Ăn nhiều còn khiến tử cung co thắt tức thời gây sảy thai. Vì vậy phụ nữ mang thai cần phải tránh loại rau này, nếu muốn ăn trứng vịt lộn có thể thay thế bằng lá tía tô.

Mặc dù khi mang thai, bà bầu rất thèm ăn và khó chịu nếu không được động đũa vào món ăn mình muốn. Tuy nhiên, để thai kỳ khỏe mạnh thì các mẹ không nên ăn nhiều những loại rau, quả  kể trên.

Tác giả: Nguyen Nhung