Dấu hiệu trẻ bị viêm màng não cha mẹ nên biết

( PHUNUTODAY ) - Bệnh viêm màng não có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng ngày nay đã xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu sau của bệnh viêm màng não để kịp thời điều trị cho bé.

Thế nào là bệnh viêm màng não ?

Bệnh viêm màng não là tình trạng viêm màng bao quanh não và tủy sống, đa số trường hợp bị viêm màng não là do vi trùng hoặc siêu vi trùng gây ra. Những loại vi trùng/ siêu vi trùng này chui từ vòm họng hoặc vòm mũi, xâm nhập vào màng não và tạo nên một lớp màng bao quanh não. Bệnh rất dễ lân lan và có thể bùng phát thành dịch, đối tượng của viêm màng não là trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu. Bệnh rất dễ lây lan, thường xảy ra vào mùa nóng hay lúc chuyển mùa.

1526826386-705-4_dau_hieu_1-1526826387-width600height249

Viêm màng não nếu phát hiện sớm sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Và nếu khi phát hiện bệnh ở mức độ nặng thì việc chăm sóc chữa trị sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Những biểu hiện

Trẻ bị viêm màng não ban đầu thường có các biểu hiện: sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… rất dễ nhầm lẫn với viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, sốt virút… Các dấu hiệu dấu hiệu quan trọng gợi ý viêm màng não:

Co giật: có thể ở tay, chân, mắt, miệng hoặc toàn thân. Một số trẻ co giật đơn thuần do sốt cao hoặc có một số trẻ do rối loạn điện giải, nhưng cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.

Rối loạn ý thức: lúc đầu trẻ trong tình trạng dễ bị kích động, sau đó có thể ngủ li bì, lờ đờ, hôn mê.

Trẻ thường kêu đau đầu, nôn hoặc có biểu hiện liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở chân, tay hoặc nửa người.

Đối với trẻ sơ sinh: các dấu hiệu ban đầu thường không đặc hiệu và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác ở trẻ sơ sinh, có thể không sốt hoặc có sốt và có kèm theo một trong các triệu chứng trên. Các biểu hiện thần kinh hay gặp: ngủ li bì, thóp phồng, co giật.

Phòng bệnh thế nào?

Để phòng bệnh, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và nơi ở của trẻ: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh viêm màng não qua đường hô hấp khi sức khỏe suy giảm. Các biến chứng về hô hấp cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh viêm màng não.

dau-hieu-tre-bi-viem-mang-nao-me-khong-nen-lo-la-002

Cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi tiêm vắcxin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch để làm giảm nguy cơ mắc viêm màng não và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm do virút cúm, thuỷ đậu, sởi, quai bị... có thể gây viêm màng não. Hiện đã có loại vắcxin phòng bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn HIB, viêm não Nhật Bản B và viêm màng não do não mô cầu. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm đầy đủ để phòng bệnh.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link