Những thực phẩm bổ dưỡng nhưng "giấu" độc tố âm thầm hủy hoại sức khỏe nếu chúng ta không biết chế biến

( PHUNUTODAY ) - Có nhiều thực phẩm bên cạnh mặt bổ dưỡng thì lại có những độc tố tự nhiên yêu cầu con người phải biết xử lý đúng cách

Dưới đây là những thực phẩm tự nhiên mà chúng ta hay sử dụng nhưng nhiều người lại không rõ chúng có một hàm lượng độc tố tự nhiên nên rất cần chú ý trong chế biến:

Đậu nành

Đậu nành và món sữa đậu nành được cho là đồ uống bổ dưỡng cho nhiều người. Tuy nhiên tự nhiên sinh ra đậu nành có một chất là saponin có thể gây ngộ độc, tan huyết, nôn ói cho người dùng. Ngoài ra đậu nành có có các chất kìm dinh dưỡng để khống chế hạt nảy mầm như mọi loại hạt nẩy mầm tự nhiên khác, nếu không chế biến kỹ thì sẽ bị khó hấp thu dinh dưỡng. Bởi vậy khi chế biến đậu nành để khử các độc tố này thì cần ngâm hạt đậu kỹ 6-7 tiếng. Khi nấu phải nấu chín kỹ sôi ở 100 độc C thì Saponin sẽ bị phân hủy.

Hạt điều

Hạt điều cũng là loại hạt tốt cho sức khỏe và còn là loại hạt ăn ngon. Nhưng trong hạt điều thô chứa urushiol - một độc tố, khi ăn hạt điều có chứa chất độc với số lượng lớn có thể gây tử vong. Khi hạt điều được hấp chín thì chất này sẽ bị phân hủy. Do đó bạn không được ăn hạt điều sống nhưng hạt điều làm chín thì không còn độc. 

Mật ong

Mật ong là thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người dùng hàng ngày nhưng ít người biết mật ong tự nhiên chứa một độc tố có tên gọi là pyrrolizidine alkaloids. Chất này sẽ bị khử khi thanh trùng. Một thìa mật ong không được khử trùng có thể gây chóng mặt nhức đầu yếu mệt, và ói mửa, kéo dài tới 24 giờ.

Củ cải trắng

Củ cải trắng là thực phẩm bổ dưỡng như nhân sâm trắng nhưng chúng cũng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Để loại bỏ thì bạn nên gọt vỏ và nên nấu chín khi ăn. 

Khoai tây

Lá, thân và mầm khoai tây chứa độc tố glycoalkaloids có thể gây ngộ độc chết người. Hơn nữa khoai tây trong tự nhiên có chất này với hàm lượng thấp. Do đó bạn nên ngâm khoai tây trước khi ăn và khi chúng nảy mầm hoặc thấy vỏ chuyển màu xanh thì không nên ăn. 

Quả cơm cháy (elderberries)

Loại quả này được dùng làm mứt rượu và trà. Tuy nhiên, hạt và lá cơm cháy có chứa rất nhiều glycoside có thể gây nôn mửa. Nên không được ăn quả này sống, phải rửa sạch và chế biến đúng cách. 

Củ sắn

Trong sắn có hàm lượng chất độc nguy hiểm là cyanide rất độc hại có thể gây tử vong nhanh với lượng nhỏ. Có 2 loại, sắn ngọt và sắn đắng. Sắn ngọt chứa hàm lượng độc tố ít hơn 50 lần so với sắn đắng.Phải ngâm sắn trước khi luộc, không ăn vỏ và ăn xơ sắn, luộc chín kỹ và mở vung thì sẽ giải phóng chất độc này.

Hạt táo

Hạt táo có chứa chất amygdalin, chất này sẽ chuyển hóa thành hydrogen cyanide khi gặp axit dạ dày, dẫn tới nôn mửa, chóng mặt khi ăn ít và suy thận, hôn mê khi hấp thu một lượng lớn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì cơ thể có thể xử lý một lượng nhỏ. Điều này tương tự với những loại quả: mận, đào, anh đào, lê và mơ. Thế nên bạn không ăn các loại hạt này.

Măng tươi

Cyanide là chất gây độc trong măng. Chất độc này rất nguy hiểm. Do đó bạn cần phải ngâm thật kỹ và luộc nhiều lần măng trước khi chế biến. Khi luộc và chế biến nhớ mở vung để chất độc bay đi nhiều nhất. Tuyệt đối không ăn măng sống, không ăn măng chưa luộc kỹ, không ăn măng ngâm chua mà không luộc. 

Quả hạnh nhân đắng

Có hàng trăm loại hạnh nhân với các vị khác nhau: ngọt, hơi đắng và đắng. Loại hạnh nhân ngọt rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên loại hạnh nhân đắng có thể chứa chất cyanide- khiến quả có vị không béo ngậy và đôi khi dẫn tới tử vong. Chỉ cần ăn một nhúm nhỏ có thể dẫn tới bệnh co thắt dạ dày, buồn nôn, chóng mặt.

Đậu đỏ

Loại đậu này chứa độc tố lectin, có thể tiêu diệt các tế bào trong dạ dày. Do vậy khi ăn đậu này phải ngâm chúng ít nhất 5-6  tiếng để phân hủy chất này trong nước. Tương tự các loại hạt đậu khác như đậu đen, đậu xanh cũng nên ngâm trước khi chế biến

Đậu ngự (đậu lima)

Đậu ngự chứa hợp chất linamarin, có thể chuyển hóa thành chất hydrogen cyanide. Bạn nên xả sạch và nấu kỹ trước khi ăn. và đặc biệt phải ngâm chúng trước khi chế biến.

Mộc nhĩ 

Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Chất này sẽ bị phân hủy khi phơi nắng. Nếu ăn mộc nhĩ tươi có thể gây ngứa vì chất này nhạy sáng. Do đó tuyệt đối không ăn mộc nhĩ tươi. Mộc nhĩ khô cũng chỉ được ăn khi ngâm trong nước, chế biến đúng cách. 

Củ dền đỏ

Củ dền đỏ tất tốt cho sức khỏe nhưng chúng giàu nitrat. Khi ăn nitrat chuyển thành nitrit có thể gây khó thở, rối loạn hô hấp tim mạch. Thế nên không cho trẻ nhỏ ăn nhiều củ dền. Với người lớn khỏe mạnh thì có thể ăn bình thường nhưng cũng không nên ăn nhiều một lúc.

Tác giả: An Nhiên