Một số loại thực phẩm theo tự nhiên đã có độc nhưng lại là món ăn mà con người yêu thích. Bởi vậy chế biến chúng là một lưu ý đối với người nội trợ đảm đang.
Củ sắn (khoai mì)
Củ sắn là một thực phẩm nhiều người yêu thích dùng để luộc, nấu chè, đồ xôi... Sắn cũng là thực phẩm hỗ trợ nhóm người tiểu đường vì chúng có lượng tinh bột kháng cao, ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
Thế nhưng trong củ sắn tự nhiên đã có chất độc là là axit cyanhydric (HCN), một chất có thể gây độc chết người với hàm lượng rất nhỏ và rất nhanh. Lượng chất độc này tùy thuộc vào nơi trồng và giống sắn. Các loại sắn đắng, sắn cao sản thì chứa nhiều HCN cao hơn sắn ngọt. Độc tố nằm nhiều ở hai đầu củ sắn, xơ sắn và nhiều nhất là ở vỏ sắn.
Bởi thế cách chế biến loại bỏ độc tố trong củ sắn là:
- Trước khi chế biến cần gọt vỏ sắn, ngâm củ sắn trong nước nhiều tiếng và thay nước để chất độc phân hủy theo nước mà vơi đi. Nên bỏ xơ sắn trước khi đồ xôi.
- Ngâm sắn trong nước vo gạo cũng giúp nhanh khử độc
- Tuyệt đối không ăn sắn sống, phải nấu chín
- Khi luộc sắn nên mở vung để chất độc bay hơi nốt ra ngoài
- Sắn phơi nắng cũng giúp giảm độc tố này nên nếu muốn dự trữ sắn lâu thì phải phơi và khi chế thành bột lọc tức là ngâm và lọc qua nhiều lần nước và phơi sấy thì đã khử được phần lớn độc tố
- Ăn sắn với đường hoặc mật giúp trung hòa độc tố tốt hơn.
Măng tươi, măng khô
Măng tươi và măng khô cũng là thực phẩm phổ biến trong các gia đình, nhà hàng. Măng khô còn là món đặc sản của ngày lễ Tết. Măng là một món ăn ngon mà nhiều người yêu thích và chúng rất đưa cơm lại chế được nhiều món ngon như nấu canh, xào, muối chua, ngâm giấm...
Nhưng măng cũng như sắn có chất độc cyanide biến đổi thành axit cyanhydric (HCN) khi gặp axit dạ dày nên dễ gây ngộ độc. Măng gây độc cấp tính nên có thể gây chết người nếu ăn nhiều và ăn không đúng cách.
Cách xử lý măng khử độc
- Mua măng về bắt buộc phải ngâm, có thể ngâm nước vo gạo, ngâm vài tiếng càng tốt.
- Sau khi ngâm thì phải luộc. Khi luộc nhớ mở vung để chất độc bay hơi. Luộc 3-4 lần hãy dùng.
- Không dùng măng sống
- Không ăn nước ngâm măng khi măng chưa được xử lý qua luộc
- Khi chế biến nấu canh măng phải mở vung
Hơn nữa măng còn nhiều chất xơ khó tiêu hóa nên không được ăn nhiều cùng lúc, không ăn cùng với quả hồng ngâm để tránh bị đóng cục trong đường tiêu hóa.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ cũng là món ăn phổ biến và ngon. Mộc nhĩ có công dụng cho các trường hợp bị đông máu. Mộc nhĩ thường xuyên xuất hiện trong các món ăn truyền thống của người Việt bao gồm nem rán, canh miến măng...
Tuy nhiên mộc nhĩ tươi lại chứa chất độc morpholine nhạy cảm ánh sáng nên ăn vào có thể gây ngứa, nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí kích ứng nặng, thậm chí hoại tử da.
Cách xử lý mộc nhĩ không bị độc
- Tuyệt đối không được ăn mộc nhĩ tươi vì lúc này chất độc không phân hủy hết
- Phải phơi mộc nhĩ khô nhiều nắng vì dưới ánh nắng chất độc này được phân hủy
- Trước khi chế biến phải ngâm mộc nhĩ khô trong nước và thay nước nhiều lần để phân hủy chất độc.
Các thực phẩm trên đều là những thực phẩm ngon và tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Bởi vậy những người nội trợ nên nhớ cách chế biến để đảm bảo an toàn cho cả gia đình mình nhé.
Tác giả: An Nhiên
-
Cách luộc thịt ba chỉ mềm ngọt, tăng gấp đôi chất bổ
-
Gợi ý mâm cơm cuối tuần 4 món đủ vị, dễ nấu
-
Nấu canh cua nhớ cho thêm thứ này, cua đóng tảng nhiều, nước trong vắt hấp dẫn ai cũng khen
-
Lời quát mắng khiến trẻ tổn hại như bị lạm dụng tình dục, cha mẹ cần tỉnh táo lại ngay
-
Chảo mất sạch lớp chống dính đừng vội vứt đi: 3 cách phục hồi rán món nào cũng vàng ươm, không bị vỡ nát