Cùng tìm hiểu một số phong tục của người Việt không thể thiếu trong ngày mùng 2 Tết.
1. Chúc Tết bên ngoại
Thăm gia đình ở nhà ngoại là một trong những phong tục không thể thiếu trong ngày Mùng 2 Tết. Bởi lẽ ngày xưa dân gian thường có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Câu nói này thể hiện phần nào nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt Nam ngụ ý rằng ngày mùng 2 sẽ là mùng của nhà ngoại.
Vào ngày mùng 2 Tết ở nhà ngoại, cả nhà sẽ đoàn tụ, quây quần bên nhau. Cùng ăn cơm, trò chuyện và trao nhau những lời chúc đầu năm mới thật may mắn và bình an.
2. Xuất hành lấy may
Theo quan niệm dân gian, việc xuất hành lấy may là một phong tục ngày Tết vô cùng quan trọng. Vào ngày này, bạn có thể chọn xuất hành theo một hướng, giờ và phương tiện di chuyển để ra khỏi nhà. Ý nghĩa của việc xuất hành lấy may là cầu cho năm mới mọi thứ đều thuận lợi, gặp được nhiều may mắn, nhiều điều tốt lành cả năm.
Ảnh minh họa
Ví dụ: Nếu đi về hướng Bắc, bạn sẽ gặp được Thần Tài, có cả một năm sung túc ở phía trước. Còn nếu đi về hướng Đông Nam, bạn sẽ gặp Hỷ Thần báo hiệu chuyện tình duyên sẽ suôn sẻ, thuận lợi.
3. Cúng bái tổ tiên, thần linh
Cúng bái tổ tiên, thần linh cũng là một phong tục quan trọng trong những ngày đầu năm mới. Theo phong tục từ xưa đến nay, việc cúng bái tổ tiên, thần linh từ tối đêm giao thừa, đến 3 ngày Tết chính mùng 1, mùng 2, mùng 3 là không thể thiếu. Bởi theo phong tục của người Việt Nam, trong mỗi gia đình đều có một bàn thờ tổ tiên, ông bà.
Đây là một việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với tổ tiên, thần linh, mong cầu một năm mới bình an với gia đình. Vào những ngày này, các gia đình đều phải thắp hương để mời ông bà, tổ tiên, người thân đã mất về dùng cơm, vui Tết cùng với gia đình.
4. Đi lễ chùa
Đi lễ chùa đầu năm là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh trong phong tục ngày Tết của người Việt. Vào những ngày đầu năm mọi người thường đi chùa với mong muốn cầu cho một năm mới may mắn, bình an.
Ảnh minh họa
Đến lễ chùa vào ngày mùng 2 Tết là một cách hay để bạn có thể thành tâm gửi đến các vị phật, thần những lời cầu nguyện cho một năm mới an lành. Mọi người đều đi lễ chùa để tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với Đức Phật, tổ tiên và thần linh. Đến đây, bạn sẽ có được những phút giây yên bình sau một thời gian dài bộn bề với công việc, lo toan thường nhật.
5. Đi chơi du xuân
Bên cạnh những việc làm theo nếp văn hóa truyền thống xưa, bạn cũng có thể dành thời đi chơi du xuân cùng anh chị em, bạn bè, người thân. Đây cũng là cách để mọi người được tụ họp gần bên nhau, vừa có thời gian vui chơi cùng nhau. Trao cho nhau những những lời chúc khởi đầu cho một năm mới nhiều may mắn, tốt đẹp.
Một số địa điểm du xuân trong dịp Tết như hội chợ, đường hoa... Các địa điểm du lịch nổi tiếng cũng là địa điểm được nhiều người lựa chọn đi chơi du xuân. Bạn có thể lựa chọn hòa mình vào thiên hùng vĩ tại vùng Tây Bắc như Sapa, Lào Cai, Hà Giang… Hay thưởng thức những không khí mùa xuân đầy ấm áp, tràn đầy ánh nắng, lung linh trong những sắc hoa mùa xuân như Đà Lạt, Hội An, Nha Trang.
6. Nghỉ ngơi, thư giãn
Tết là cũng là một dip đặc biệt để chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Bạn có thể dành cho mình được nghỉ ngơi, thư giãn trong những ngày này.
Những câu hỏi phổ biến về ngày mùng 2 TếtDưới đây là giải đáp một số câu hỏi phổ biến về ngày mùng 2 Tết.
***
Ngày mùng 2 Tết 2024 là tốt hay xấu?
Theo lịch vạn niên, ngày mùng 2 Tết cổ truyền 2024 là ngày Ất Tỵ. Sau đây là một số thông tin về ngày mùng 2 Tết 2024 năm nay:
- Can chi: Ngày Ất Tỵ - Tháng Bính Dần - Năm Giáp Thìn
- Ngày Hoàng Đạo: Sao Kim Đường
- Trực Bình: Tốt với mọi việc Nhị thập bát tú - Phòng: (Hành: Thái Dương; Con vật: Thỏ): Tốt mọi việc
- Tiết khí: Giữa Lập xuân - Vũ thủy
- Hướng xuất hành: Nên đi Hướng Đông Nam để đón Tài Thần, đi hướng Đông Bắc để gặp Hỷ Thần.
Ngày mùng 2 Tết 2024 cũng là một ngày khá tốt thích hợp để thực hiện các việc quan trọng. Chẳng hạn như xuất hành, động thổ, cúng tế, đính hôn...
Ngày mùng 2 Tết 2024 mấy giờ là đẹp?
Những giờ đẹp trong ngày mùng 2 Tết 2024:
- Các giờ Hoàng Đạo mùng 2 Tết Giáp Thìn: Ngọ (11:00-13:00); Mùi (13:00-15:00); Tuất (19:00-21:00), Hợi (21:00-23:00); Sửu (1:00 - 3:00); Thìn (7:00-9:00).
- Các giờ Hắc đạo mùng 2 Tết Giáp Thìn là: Tý (23:00-0:59), Dần (3:00-4:59), Mão (5:00-6:59), Tỵ (9:00-11:59), Thân (15:00-17:59), Dậu (17:00-19:59).
Tác giả: Dương Ngọc
-
Đầu năm nên mua gì để lấy may mắn?
-
Ý nghĩa của việc hái lộc đầu năm, và cái tâm của người hái lộc
-
Có nên thắp hương liên tục suốt những ngày Tết?
-
2 điều đặc biệt quan trọng cần lưu ý khi tuổi xông nhà Tết 2024 để nhiều tài lộc và cả năm may mắn
-
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" thực sự có ý nghĩa gì?