1. Muối
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" là câu tục ngữ quen thuộc của người dân Việt Nam. Muối được xem là biểu tượng của tình cảm thắm thiết, mặn nồng, gắn kết, no đủ. Vì vậy, mua muối đầu năm với mong muốn gia đình hòa thuận, anh em keo sơn gắn bó.
Ngoài ra, người xưa cũng quan điểm muối là thứ có thể xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo, chỉ giữ lại những điều may mắn.
2. Lửa
Bên cạnh muối, lửa là vật nhiều người lựa chọn mua trong ngày đầu năm. Lửa có thể hiểu là bật lửa, bao diêm. Lửa tượng trưng cho sự ấm áp, hạnh phúc, tài lộc không bao giờ tắt. Mua lửa đầu năm với niềm tin vào những điều đỏ tươi, an vui, tài lộc.
3. Chữ
Những ngày đầu năm, người dân Việt Nam có phong tục mua chữ, xin chữ, cho chữ. Ngày nay, ở khu vực đền, đình chùa thường có ông đồ cho chữ. Dân ta quan điểm rằng xin được chữ của thầy đồ viết càng đẹp, càng nổi tiếng thì càng mang nhiều ý nghĩa.
Việc trang trí chữ trong nhà cũng mang nhiều may mắn, thể hiện truyền thống hiếu học của gia đình.
4. Vàng
Người xưa quan niệm mua vàng đầu năm sẽ giúp ta có một năm giàu sang, phú quý, tài lộc. Mua vàng với ý nghĩa cầu may không cần thiết phải mua quá nhiều, chỉ cần tượng trưng là đủ.
5. Đồ gốm
Đồ gốm có tác dụng cân bằng ngũ hành, giúp tăng cường sinh khí cho ngôi nhà, hút tài lộc và vận may đến với gia chủ. Bên cạnh ý nghĩa về phong thủy, đồ gốm có thể làm vật trang trí giúp không gian tổng thể thêm đẹp và ấm cúng.
6. Son đỏ
Nhiều năm trở lại đây, son đỏ là món đồ được hội chị em lựa chọn vào những ngày đầu năm. Son mang ý nghĩa đỏ tươi với hy vọng một năm tươi mới, rực rỡ. Ngoài ra, thỏi son còn là biểu tượng xinh đẹp của phái nữ. Do vậy, hội chị em mua son đỏ với mong muốn một năm luôn tươi trẻ, xinh đẹp.
7. Dầu cúng
Trong những ngày đầu năm mới, dâng đăng cúng dường chư Phật là việc quan trọng, thể hiện văn hóa, tín ngưỡng của dân gian ta. Vào những ngày đầu năm mới, phật tử và các gia đình sẽ thường đi đến chốn thiền tự cầu mong bình an, may mắn, sức khỏe đến với mình và gia đình.