Lì xì ngày Tết, 5 điều đặc biệt cần lưu ý, để đảm bảo đẹp lòng vừa ý, chúc phúc, cầu an

( PHUNUTODAY ) - Lì xì hay tiền mừng tuổi là phong tục truyền thống truyền lại cho thế hệ trẻ trong dịp Tết. Năm mới Giáp Thìn sắp sang, một việc không thể thiếu được trong phong tục ngày Tết là việc lì xì, mừng tuổi.

Lì xì cũng tượng trưng cho một khởi đầu mới và gửi gắm kỳ vọng cho thế hệ trẻ có sự nghiệp thành đạt, học tập thăng tiến, phát triển hạnh phúc trong năm mới.

Ngày nay, không chỉ trẻ em nhận được lì xì từ người lớn mà những người già trong nhà cũng được con cháu biếu lì xì để chúc phúc, cầu mong người già mạnh khỏe, trường thọ.

mung tuoi

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, có thể nhận thấy, lì xì ngày càng trở nên "biến chất". Nhiều người sẽ so đo tiền lì xì nhiều hay ít. Lì xì chúc phúc cho trẻ nhỏ lại trở thành "mối quan hệ xã hội" người giàu, kẻ nghèo, người quyền thế, kẻ dưới quyền...

Do đó, người già dặn khi đưa tiền lì xì nhớ 6 "cấm kỵ" để có thể giữ nguyên được ý nghĩa đẹp đẽ của việc lì xì đầu năm mới:

1. Chú ý đến số lượng tiền lì xì

Khi đưa tiền lì xì Tết thì vấn đề rắc rối nhất chính là số lượng. Mọi người sẽ luôn băn khoăn nên lì xì bao nhiêu tiền thì mới "đủ độ", không sợ mất mặt cũng không quá nhiều khiến túi tiền không chịu nổi.

Có người cho rằng tiền Tết càng nhiều thì càng tốt, nhưng thực tế không phải vậy. Người già dặn khi đưa tiền lì xì cần cân nhắc theo hoàn cảnh của mình.

Nếu điều kiện tài chính cho phép, bạn có thể "ra tay" lì xì rộng rãi một chút nhưng nếu điều kiện tài chính ở mức trung bình thì chỉ cần tượng trưng là được.

2. Đối xử bình đẳng khi đưa tiền lì xì

Người già dặn khi tặng bao lì xì cho trẻ em cần phải đảm bảo bình đẳng giữa các đứa trẻ. Giữa một cuộc gặp gỡ, bạn không nên tặng con của lãnh đạo số tiền lớn còn con của đồng nghiệp ngang hàng số tiền nhỏ...

Trẻ em có tâm lý so sánh nên nếu vô cùng chúng mở ra thấy tiền lì xì không công bằng có thể chúng sẽ khóc lóc, ầm ĩ hoặc so sánh, chế diễu lẫn nhau.

Điều này không chỉ gây ra sự ầm ĩ không may mắn trong ngày đầu tiên của năm mới mà còn khiến bạn "mất mặt" tại chỗ.

3. Sử dụng bao lì xì màu đỏ mới khi mừng tuổi trẻ em

Vì đánh giá cao giá trị tiền bạc mà bỏ qua ý nghĩ của chiếc bao lì xì màu đỏ nên nhiều người "thẳng tay" đưa tiền cho trẻ nhỏ.

Nhưng điều này có thể khiến đứa trẻ không cảm nhận được sự chúc phúc, "mừng tuổi" của người lớn dành cho mình mà chỉ đơn thuần là "cho tiền".

Do đó, bạn nên để tiền vào các bao lì xì màu đỏ để đề cao ý nghĩa của việc mừng tuổi.

mung tuoi 1

Ảnh minh họa

4. Sử dụng tiền giấy mới

Bản thân tiền lì xì đã hàm chứa những phước lành, người lớn mong các em nhỏ sẽ khỏe mạnh và hạnh phúc trong năm mới.

Do đó, người già khuyên nên dùng tiền giấy mới để lì xì. Việc sử dụng tiền cũ không chỉ thiếu may mắn, tôn trọng mà còn có thể đem vi khuẩn gây bệnh cho trẻ em, có thể khiến cha mẹ trẻ em bất bình.

5. Đưa lì xì cho trẻ trước mặt bố mẹ trẻ

Nhiều người cứ nhìn thấy trẻ em là "dúi" lì xì mà không nghĩ nhiều. Tuy nhiên, người già dặn khi đưa lì xì cho trẻ cần phải đưa trước mặt cha mẹ chúng.

Trẻ em nghịch ngợm có thể vứt bỏ bao lì xì vào xó xỉnh nào đó. Những trẻ lớn hơn có thể lấy tiền, giấu cha mẹ để đi mua sắm lung tung, thậm chí là mua những thứ nguy hại, không tốt.

Điều này có thể gây những hậu quả khó lường. Vì thế, khi đưa lì xì cho trẻ cần đưa trước mặt cha mẹ trẻ để họ có thể giúp con mình quản lý tiền lì xì này.

Như vậy, tặng lì xì vào ngày Tết cho trẻ em là một phong tục đáng trân trọng, là "hương vị năm mới" không thể thiếu. Bạn cần phải có sự chuẩn bị bao lì xì cho tốt, tránh phải bối rối, ngại ngần ngay đầu năm chỉ vì tiền mừng tuổi.

Đồng thời cũng đừng đặt nặng giá trị vật chất, sự phô trương lên những chiếc bao lì xì bé nhỏ. Hãy giữ cho tiền lì xì ý nghĩa tốt đẹp ban đầu: lời chúc phúc, giúp trẻ em “đuổi tà ma”, bảo vệ sự bình an và may mắn cho con cháu.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link