Quần lót ngày nào cũng giặt nhưng vẫn bị ố vàng, vì sao?
Nhiễm bẩn do nước tiểu
Chúng ta xem xét nguyên nhân đầu tiên đó chính là nước tiểu. Trong trường hợp bình thường, khi phụ nữ đi vệ sinh thường sẽ dùng giấy vệ sinh để lau sạch nước tiểu còn sót lại trên vùng kín, đây là một cách làm vô cùng đúng đắn.
Nhưng cũng có không ít chị em cho rằng như thế quá phiền phức và không cần thiết nên đã bỏ qua bước này. Như vậy sẽ có một ít nước tiểu dính vào quần lót, sau một thời gian phần nước tiểu này sẽ bị oxy hoá và quần lót dễ ngả sang màu vàng.
Ngoài ra, nếu phụ nữ dùng loại giấy vệ sinh kém chất lượng cũng sẽ để lại hậu quả tương tự. Phương pháp đúng nhất để lau sau khi đi vệ sinh là lau từ trước ra sau.
Vấn đề về tử cung
Đối với phụ nữ, vệ sinh vùng kín là một điều hết sức quan trọng, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tử cung tắc nghẽn sẽ làm lượng kinh nguyệt tăng nhiều hơn và có thể sẽ bị đọng lại ở đáy quần lót gây khó khăn cho việc vệ sinh. Trường hợp này quần lót cũng rất dễ bị ố vàng do kinh nguyệt gây ra.
Đối với trường hợp này, sau khi giặt sạch sẽ, chúng ta có thể phơi quần lót dưới ánh nắng mặt trời để khử trùng. Nếu thực sự không thể giặt sạch những vết ố này, chị em nên vứt bỏ những chiếc quần lót đó bởi những vết ố do kinh nguyệt còn sót lại rất dễ gây ra các bệnh phụ khoa ở nữ giới.
Bệnh phụ khoa
Lỗ niệu đạo và âm đạo của phụ nữ rất gần nhau nên phụ nữ rất dễ mắc các bệnh phụ khoa. Một bệnh phụ khoa rất thường gặp đó là hiện tượng khí hư ra nhiều bất thường. Tình trạng này rất dễ làm quần lót ố vàng. Trường hợp quần lót ngả vàng kèm theo mùi khó chịu rất có thể bạn đã bị viêm nhiễm âm đạo, lúc này bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc gây ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Thái độ ngượng ngùng không chịu đi khám phụ khoa có thể gây hậu quả tệ hại cho chị em, nhất là các bạn nữ chưa có gia đình.
Bên cạnh 3 nguyên nhân trên, trong cuộc sống hằng ngày chị em nên lưu ý một số điều dưới đây để giữ cho quần lót luôn được sạch sẽ:
- Cần giặt đồ lót thường xuyên, tốt nhất là nên giặt ngay sau khi sử dụng. Để đồ lót lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ngứa và kích ứng da.
- Giặt riêng đồ lót với những quần áo khác để bảo vệ quần áo lót một cách tối đa, tránh được các vi khuẩn cứng đầu, bụi bẩn, loang màu từ những quần áo khác.
- Không nên giặt chung đồ lót với người khác, kể cả người thân trong gia đình mình, tránh tình trạng bị lây nhiễm bệnh.
- Nên giặt đồ lót bằng tay, quần áo sẽ được làm sạch kỹ hơn giặt bằng máy giặt. Ngoài ra, khi giặt bằng máy, áo lót có thể bị biến dạng nếu bạn không cho chúng vào túi giặt chuyên dụng.
- Bạn vẫn có thể dùng bột giặt hoặc nước giặt để giặt đồ lót, tuy nhiên tránh chọn những sản phẩm có tính tẩy rửa quá mạnh, những chất này khó được loại bỏ hết trên các sợi vải, có thể gây hại cho da.
- Sử dụng đồ lót một thời gian, chúng sẽ bị dãn, rách hoặc không còn giữ được hình dáng ban đầu. Gây cảm giác không thoải mái khi mặc.
- Vì thế, bạn nên thay đồ lót, quần lót định kỳ, ít nhất là 3 đến 4 tháng hãy thay mới một lần nhé!
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Người dân vùng đất này thường chôn "quần nhỏ" xuống đất ruộng, hóa ra là có lý do
-
4 thói quen xấu khi mặc đồ lót khiến chị em dễ bị viêm nhiễm, mắc bệnh phụ khoa
-
Quần lót có 4 dấu hiệu lạ là tử cung đang "kêu cứu", nhiều chị em chủ quan để bệnh nặng mới đi khám
-
Quần lót có 2 dấu hiệu này: Tử cung của bạn đang kêu cứu, nên đi khám kẻo bệnh tình tiến triển nặng
-
3 dấu hiệu trên quần lót cho thấy bạn bị nhiễm virus HPV, cần đi khám ngay