Có người bảo chỉ cho vào khi canh đã nguội. Thậm chí có thông tin cho rằng: không nên cho mì chính vào nồi canh đang sôi hoặc 100°C vì nó phân hủy ra chất sodium polyglutamate.
Có nên cho trực tiếp mì chính vào nồi canh khi đang nấu sôi hay không?
Theo chia sẻ của TS hóa học Vũ Thị Tần hiện đang là giảng viên dạy tại Viện Kỹ thuật hóa học, Bộ môn Công nghệ các chất vô cơ, Đại học Bách khoa Hà Nội thì:
"Các nhà khoa học khẳng định mì chính chỉ mất tác dụng điều vị và có thể bị biến đổi khi bị đốt cháy liên tục trong vòng 2 giờ, ở nhiệt độ trên 300 độ C. Họ đã cho đốt cháy bột ngọt trong điều kiện nhiệt độ tăng dần từ thấp đến cao. Khi đạt đến nhiệt độ từ 300 độ C và kéo dài trong 2 giờ thì bột ngọt bị biến đổi thành các dẫn xuất màu đen và mất tác dụng điều vị.
Theo tìm hiểu, trên mọi thông tin ghi rõ: Nhiệt độ phân hủy của mì chính là 232°C. Vậy khi cho vào nồi canh sôi 100°C có sao không? Một số loại canh có dầu mỡ, nhiệt độ có thể cao hơn, nhưng không đến 150ºC.
Câu trả lời là: Không sao vì nó chưa đến nhiệt độ phân huỷ của mì chính. Giành cho những tín đồ ăn mì chính là cho mì chính vào nồi canh đang sôi không làm hỏng mì chính. Bạn cho lúc nào thì tuỳ bạn.
Dưới đây là một số lưu ý khi ăn mì chính:
-
Sử dụng với lượng vừa phải: Mì chính an toàn khi được sử dụng với lượng hợp lý. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đều coi mì chính là an toàn, nhưng khuyến cáo không nên lạm dụng.
-
Nhạy cảm với mì chính: Một số người có thể nhạy cảm với mì chính và có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, và cảm giác nóng trong người, được gọi là hội chứng nhà hàng Trung Quốc. Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy giảm lượng mì chính hoặc tránh sử dụng.
-
Đọc nhãn sản phẩm: Mì chính có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn như súp, nước sốt, snack, và đồ hộp. Đọc nhãn sản phẩm để kiểm tra xem có mì chính hay không, đặc biệt nếu bạn cố gắng giảm lượng tiêu thụ.
-
Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh: Thay vì phụ thuộc vào mì chính để tăng hương vị, hãy thử sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như tỏi, hành, gừng, tiêu, hoặc các loại thảo mộc và gia vị khác để món ăn thêm phần hấp dẫn và lành mạnh.
-
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc lo ngại về việc tiêu thụ mì chính, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
-
Tự nấu ăn tại nhà: Khi tự nấu ăn tại nhà, bạn có thể kiểm soát lượng mì chính và các thành phần khác, đảm bảo bữa ăn của bạn an toàn và lành mạnh hơn.
Việc sử dụng mì chính không phải là hoàn toàn xấu nếu được sử dụng đúng cách và với lượng hợp lý. Quan trọng là bạn cần lắng nghe cơ thể và điều chỉnh lượng tiêu thụ sao cho phù hợp với sức khỏe cá nhân.
Tác giả: Mộc
-
“Nằm ngửa không sống lâu, ngồi sai người người mắng” - Người xưa nói hàm ý gì?
-
2 loại rau ‘tưởng bổ mà hại’, ăn nhiều mỗi ngày rước bệnh vào người
-
7 đồ uống tốt bậc nhất cho chị em trong thời kỳ kinh nguyệt
-
6 điều cấm kỵ chớ nên phạm phải ở tuổi trung niên, điều thứ 2 nhiều người dễ mắc phải
-
Lo ngại rau quả "tắm thuốc trừ sâu": Áp dụng mẹo nhỏ này sẽ loại bỏ thuốc trừ sâu yên tâm ăn