Cổ nhân nói “Nằm ngửa không sống lâu” lý giải điều gì?
Trước hết phải khẳng định câu nói này của cổ nhân hoàn toàn có cơ sở khoa học. Trong cuốn “Thiên kim yếu phương” của Tôn Tư Mạc có ghi chép như sau: “Nằm gối nghiêng đầu có lợi cho khí lực, tốt hơn nằm ngửa rất nhiều”.
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh điều này: Tư thế ngủ thích hợp nhất chính là nằm nghiêng sang bên trái. Điều này giúp làm giãn cơ toàn thân, có lợi cho các mô cơ đồng thời giúp xua tan mệt mỏi, hỗ trợ quá trình lọc chất thải cũng như giúp giảm áp lực đối với các cơ quan nội tạng.
Khi nằm ngửa, phần mông và lưng của cơ thể tiếp xúc với giường, khiến cho phần thắt lưng ít nhận được sự nâng đỡ gây ra tình trạng đau mỏi lưng. Thậm chí, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc nằm ngửa không có lợi cho tuổi thọ con người.
Vì thế, mọi người nên lưu ý câu nói này của cổ nhân, điều chỉnh tư thế ngủ của mình cho phù hợp, giúp giấc ngủ sâu hơn, sức khỏe cũng tốt hơn.
Cổ nhân nói: “Ngồi sai người người mắng” sao lại mắng?
Thời xưa, nữ giới phải tuân theo rất khắt khe, nhất là khi ngồi phải chú ý để hai chân chụm vào nhau, khi đứng cũng chú ý không nhìn nghiêng. Bởi điều này thể hiện phẩm chất của một người đàng hoàng, có chừng mực.
Cũng theo người xưa, việc ngồi dạng chân rất khó coi và được xem là hành động bất lịch sự. Tư thế ngồi như vậy là biểu hiện của một người thiếu tu dưỡng.
Về sau, câu nói “Ngồi sai người người mắng” trở thành quy tắc chung cho cả nam và nữ. Bởi việc giữ hình tượng đẹp trước mặt người ngoài vẫn là điều rất cần thiết, nhất là đối với những mối quan hệ ngoài xã hội.
Nhìn chung, tư thế ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tư thế ngồi thì đại diện cho phẩm chất của một người trong mắt người khác. Cả hai đều là những điều rất quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống.