Cá "ngậm" thủy ngân độc hại như thế nào?
Tuy nhiên, trong một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao, gây lo ngại cho sức khỏe người tiêu dùng. Thủy ngân thuộc nhóm kim loại nặng được tìm thấy trong tự nhiên như: Môi trường không khí, trong nước và trong đất.
Kim loại này sẽ được thải ra ngoài môi trường bằng nhiều cách khác nhau chẳng hạn như: Đốt than, hiện tượng phun trào núi lửa,... Từ đó, thủy ngân có thể rơi từ không khí và tích tụ rất nhiều trong các dòng suối, đại dương và trở thành metylmercury trong nước.
Ngày nay, khi việc ô nhiễm môi trường luôn trong trạng thái đáng báo động, lượng thủy ngân trong nước đặc biệt tăng cao, kéo theo cá loại cá sinh sống cũng bị ảnh hưởng. Theo đó, con người có nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân theo nhiều cách không chỉ hít phải hơi thủy ngân thông qua quá trình khai thác hay làm việc ở môi trường công nghiệp mà còn thông qua các loại cá trong thực đơn hàng ngày.
Rất nhiều trường hợp bị phơi nhiễm thủy ngân do ăn các loại cá ngậm thủy ngân, có hàm lượng thủy ngân cao vượt ngưỡng cho phép. Theo thời gian, thủy ngân sẽ gây ra độc tính rất cao và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm gia tăng các bệnh lý về não và gan, gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, tự kỷ, trầm cảm,...
Loại cá nào chứa nhiều thuỷ ngân nhất?
Cá da trơn
Bạn có biết, các loại cá da trơn đã có kích thước lớn được nuôi và cho ăn sử dụng hóc-môn để làm tăng trọng lượng với mục đích thu lợi nhuận cao. Những chú cá này được đánh giá không sạch và có nguy cơ ngậm thủy ngân độc hại mà bạn đọc nên cân nhắc chọn lựa.
Cá rô đại dương
Khác với cá rô đồng, cá rô đại dương lại bị Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xếp vào những loại cá dễ bị nhiễm thủy ngân nhất do sống ở tầng đáy biển (80% thủy ngân ở tầng nước trên đã bị phá hủy bởi ánh sáng mặt trời).
Ngoài ra, chúng còn là loài ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống trong môi trường nước. Khi ăn những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá rô đại dương, các loại độc tố sẽ dần tích tụ trong cơ thể con người. Việc tiêu thụ lâu dài có thể gây nguy cơ ngộ độc thủy ngân, gây tổn thương niêm mạc miệng, răng và làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, thận nghiêm trọng.
Cá trê
Cá trê là loại cá mà Việt Nam có cơ hội xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế. Tuy nhiên, khi kiểm nghiệm chất tím tinh thể và chất xanh Malachite tại Hoa Kỳ thì kết quả đều không như mong đợi. Đáng buồn hơn, Hoa Kỳ liệt kê cá trê vào danh sách những loại cá không đảm bảo chất lượng và thuộc 8 loại cá ngậm thủy ngân nhiều nhất mà bạn nên biết.
Cá thu
Cá thu là loài cá có chứa nhiều omega 3, rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nó lại là loại cá có ngậm thủy ngân mà bạn đọc nên tìm hiểu trước khi tiêu thụ. Cá thu ở khu vực Đại Tây Dương được xem là an toàn mà bạn đọc có thể chọn lựa.
Cá chình
Cá chình là loại cá vừa dễ nhiễm thủy ngân lại được đánh giá không sạch do chúng hấp thụ những rác thải công nghiệp và nông nghiệp thông qua nguồn nước.
Cá tuyết Chile
Mặc dù cá tuyết Chile là loại cá rất giàu omega 3, nhưng bạn cũng cần hạn chế ăn loại cá này vì nó có hàm lượng thủy ngân rất cao, vượt quá mức cho phép tới 86% mà bạn đọc nên cân nhắc chọn lựa. Những loại cá tuyết có sọc đen vẫn an toàn nhưng chỉ được ăn 1 lần trong 1 tuần và không ăn thêm loại hải sản nào khác.
Khuyến nghị dành riêng cho từng loại cá:
Cá béo: bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá sardine, cá trích, cá thu... Cá béo rất giàu omega-3 giúp phòng chống bệnh tim mạch và là nguồn dồi dào cung cấp vitamin D. Cá sardine và cá hồi đóng hộp tăng canxi và phốt pho bởi bạn có thể ăn cả xương cá.
Mỗi người nên ăn ít nhất 140g cá béo một tuần. Phụ nữ sắp hoặc đang có thai, cho con bú không nên ăn quá 280g. Đàn ông và phụ nữ không mang thai có thể ăn tối đa 560g cá béo mỗi tuần.
Cá thịt trắng: là những loại như cá tuyết, cá bơn, cá chim, cá rô phi... Cá thịt trắng ít béo và cung cấp omega-3 song hàm lượng ít hơn cá béo.
Thường thì bạn có thể ăn bao nhiêu cá thịt trắng tùy thích, nhưng với cá nhám và cá cờ thì lưu ý không ăn quá 140 g. Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc muốn có thai nên tránh hai loại cá này vì chúng chứa nhiều thủy ngân hơn các loại khác.
Ngoài ra tôm, cua, sò, trai, hàu... chứa nhiều selen, kẽm, i ốt và ít béo. Vì thế bạn có thể tiêu thụ các loài thủy sản này thoải mái.
Tác giả: Mộc
-
Cá rất tốt nhưng đừng ăn với thứ này sẽ thành độc hại, đặc biệt dịp Tết rất nhiều người mắc
-
Thịt gà món ăn quốc dân: Nhưng ăn theo 5 cách này bổ đâu không thấy, nên tránh xa
-
5 loại thực phẩm tưởng bổ dưỡng nhưng hút cạn canxi của bạn khiến xương giòn dễ gãy: Đặc biệt loại thứ 3
-
Chế nước uống từ 2 nguyên liệu rẻ tiền nhưng bổ hơn nhân sâm tổ yến chuyên gia ca ngợi, làm ngay kẻo phí
-
5 thực phẩm giảm béo bất ngờ trong dịp Tết: Ai không biết quá phí