3 thứ từ ráy tai cảnh báo sức khỏe bạn đang báo động, đi gặp bác sĩ ngay

( PHUNUTODAY ) - Ráy tai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Ráy tai màu xanh lá cây hoặc màu vàng

Ráy tai thường có màu từ cam nhạt đến nâu sẫm, nhưng nếu ráy tai có màu vàng, xanh lá cây, trắng, hoặc màu đen, thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng và bạn cần đi khám bác sĩ, Benjamin Tweel, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng tại Bệnh viện Mount Sinai, Thành phố New York nói.

Empty

Nhiễm trùng có thể chỉ xuất hiện và bác sĩ không thể xác định chính xác nguyên nhân, nhưng những tình trạng như “bệnh tai của người đi bơi” – do nước đọng trong tai - cũng có thể gây nhiễm trùng tai.

Ráy tai bong vảy

Nếu ráy tai và da trong ống tai bong vảy và khô, đó có thể là bệnh chàm. Kiểu ráy tai này, có thể kèm theo đau, cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh vẩy nến, mặc dù bệnh này ít phổ biến hơn.

Bệnh nhân thường đã biết là mình bị bệnh này vì họ sẽ thấy phát ban ở những nơi khác, nhưng chắc chắn là nên đi khám, ông nói.

Ráy tai chảy nước

Nếu bạn cảm thấy tai ướt hơn sau khi tập thể dục, có lẽ đó chỉ là mồ hôi, nhưng nếu bạn ngủ dậy thấy ráy tai ở gối của bạn hoặc đóng thành vảy ở vành tai, thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng tai hoặc bệnh tai mạn tính.

Cảm thấy có ráy tai trong tai

Nếu bạn có cảm giác dai dẳng về ráy tai trong ống tai, thì rất có thể ống tai đang bị tắc và cần được bác sĩ làm sạch.

Trái với quan niệm phổ biến, tăm bông không thực sự làm sạch tai; thay vào đó, nó đẩy ráy tai vào sâu hơn trong ống tai, có thể dẫn đến tích tụ, kích ứng và thậm chí gây tổn hại cho các xương trong tai. Không dùng tăm bông để lấy ráy tai!

Empty

Lấy ráy tai thế nào cho đúng?

Nhiều người có thói quen tự lấy ráy tai bằng những dụng cụ như que tăm bông, que nhọn, chân nhang, thậm chí cây kim loại, vật cứng có sẵn... Việc này chứa nhiều rủi ro, có thể dẫn đến các tình huống như kẹt đầu bông trong, chấn thương tai. Đặc biệt khi đang ngoáy tai vô tình có sự va chạm từ bên ngoài có thể dẫn đến tai nạn gây rách màng nhĩ, tổn thương ống tai, tệ hơn nữa có thể gây điếc.

Hiện nay cũng có rất nhiều người thường đến các cơ sở massage, cắt tóc, gội đầu… để lấy ráy tai thường xuyên, việc này cần hết sức thận trọng bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu nhân viên tại tiệm không có chuyên môn, không được đào tạo kỹ thuật thực hiện. Chưa kể các dụng cụ sẽ không đảm bảo sạch khuẩn (chưa nói đến chuyện vô trùng). Nếu dùng chung dụng cụ sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh về da như nấm… Đặc biệt lấy ráy tai thiếu an toàn cũng có thể dẫn tới hậu quả vi trùng thâm nhập vào tai giữa, tai trong, nặng nề hơn có thể gây biến chứng viêm não - màng não…

Do vậy không nên chủ quan lấy ráy tai như một thói quen thường xuyên. Khi bị nút ráy tai ảnh hưởng đến thính lực hay các bệnh về tai, cần phải đến các cơ sở y tế hay gặp bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp lấy ráy tai đảm bảo vệ sinh, an toàn.

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link