Trẻ 2 tuổi ngộ độc thuốc hạ sốt vì sử dụng quá liều
Ngàty 14/8, khoa Cấp cứu - Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận một bệnh nhi khoảng 2 tuổi có dấu hiệu ngộ độc thuốc hạ số Paracetamol. Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, bé sốt cao trong 4 ngày, ho khò khè nên người nhà cho uống thuốc hạ sốt paracetamol 500 mg với liều 4 viên một ngày, uống suốt 4 ngày.
Khi vào viện, bé sốt 38 độ, lơ mơ, mệt lả, khó thở, ho khò khè, tim nhịp nhanh, phổi thông khí kém, gan to dưới bờ sườn 2 cm. Các bác sĩ chẩn đoán suy hô hấp toan chuyển hóa nặng trên bệnh nhi viêm phổi, ngộ độc paracetamol. Dựa theo tình trạng của bệnh nhi, các bác sĩ tiên lượng tử vong cao nếu không ghép gan. Sau khi được Sau khi được điều chỉnh các chức năng sống cơ bản, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) tiếp tục điều trị.
Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách
Khi thấy trẻ sốt, ho, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn và sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng. Các bà mẹ đang cho con bú, khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ điều trị.
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết dựa vào nhiệt độ đo được ở hậu môn khi bị sốt có thể chia sốt thành 4 mức độ:
- Sốt nhẹ: khi nhiệt độ đo được từ 38 đến 39 độ C.
- Sốt vừa: khi nhiệt độ đo được từ 39 đến 40 độ C.
- Sốt cao: khi nhiệt độ đo được từ 40 đến 41 độ C.
- Sốt kịch phát: khi nhiệt độ từ 41 độ C trở lên.
Nhiệt độ đo ở nách sẽ thấp hơn nhiệt độ đo ở hậu môn khoảng 0,5 độ C.
Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương – Giảng viên Bộ môn Nhi Đại học Y dược TP.HCM, cho biết việc sử dụng thuốc hạ sốt chỉ nên áp dụng khi trẻ sốt cao trên 39 độ và cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ tư vấn thuốc. Trẻ dưới 3 tháng tuổi tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Một trong những sai lầm của cha mẹ khi thấy trẻ sốt là cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt liều cao, liều dùng tương tự với người lớn. Việc này dễ dẫn đến trẻ bị ngộ độc thuốc. Các bác sĩ đưa ra khuyến cáo, phải tính liều lượng thuốc theo cân nặng của trẻ. Một trẻ khỏe mạnh chỉ được sử dụng từ 10-15 mg/1 kg cân nặng và không quá 60 mg/1 kg nặng trong 24 giờ. Mỗi lần uống thuốc cách nhau 4 đến 6 giờ, trong 1 ngày không dùng thuốc hạ sốt quá 6 lần.
Ngoài ra khi thấy trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, phụ huynh không nên mất bình tĩnh và sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng dạ dày, xuất huyết, tiêu hóa, ngộ độc...
Bên cạnh việc uống thuốc, cha mẹ nên dùng các biện pháp hạ sốt khác như đặt trẻ nằm ở nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ...
Tuyệt đối không chườm nước lạnh khi trẻ bị sốt. Nước lạnh sẽ làm co mạch, lỗ chân lông không mở ra khiến nhiệt không thể thoát ra ngoài, không có tác dụng hạ sốt. Chỉ dùng nước ấm tầm 37-38 độ để lau khắp người và đắp vào vùng bẹn, nách, cổ... để mở lỗ chân lông, giúp cơ thể giải nhiệt, thay khăn chườm 1-2 phút 1 lần. Không cần chườm ấm nếu nhiệt độ trung tâm cơ thể hạ dưới 38 độ C.
Trong trường hợp trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, người mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn, nếu không bú thì cần cho trẻ uống nhiều nước. Những trẻ lớn hơn có thể cho ăn nhẹ dễ tiêu, uống nước như nước chanh, nước cam, orezol…
Nếu thấy trẻ sốt cao trên 39 độ, kèm theo các biểu hiện như cứng cổ, phòng thóp, co giật, cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Sai lầm khi trẻ bị sốt xuất huyết khiến bệnh thêm nặng
-
Bé trai nguy kịch vì uống paracetamol: Cảnh báo dấu hiệu ngộ độc mà ai cũng cần biết
-
Sau chuyến đi du lịch, Hồ Ngọc Hà vô tình để lộ mối quan hệ thật sự giữa Kim Lý và con trai mình
-
Chỉ đích danh 3 con giáp CÀNG BÉO CÀNG GIÀU, hút cạn lộc trời, của nả nhiều vô kể
-
4 sai lầm khi hạ sốt cho trẻ khiến bé ốm nặng, nguy hiểm tới tính mạng, bỏ ngay trước khi quá muộn