Ủ kín trẻ khi đang sốt
Khi trẻ bị sốt cha mẹ không nên ủ kín con mà hãy cởi bỏ bớt quần áo, cho trẻ mặc quần áo rộng để giúp trẻ hạ thân nhiệt xuống. Việc cha mẹ ủ kín con bằng chăn hoặc đồ ấm sẽ khiến cho trẻ không thể toát mồ hôi và khi bị ủ ấm nước mồ hôi ngấm ngược trở lại khiến cho trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm phổi suy hô hấp nguy hiểm tới tính mạng.
Chính vì vậy, khi trẻ bị sốt, các bậc cha mẹ không nên bế ẵm, ủ kín, phải cho trẻ ở trong phòng thoáng đãng, tránh gió tránh nắng và mặc đồ rộng rãi, thông thoáng.
Cố cạy răng khi bé bị co giật
Khi bé đang bị sốt cao và lên cơn co giật đột ngột, không biết gì, sùi bọt mép, tay và chân giật từng hồi liên tục. Khi gặp tình huống này cha mẹ cần phải hết sức bình tĩnh không nên bối rối.
Mẹ hẫy cố gắng làm thông thoáng đường thở ch bé và tìm cách nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn bé và lau ướt người bé bằng nước ấm, chờ một vài phút cho bé hết co giật và thở đều trở lại rồi đưa con đến bệnh viện. Bố mẹ không nên cố cạy miệng bé ra và nhét một vật gì đó vào hay cạo gió cho bé.
Chườm đá quá nhiều
Khi trẻ sốt cao mẹ nên nghĩ làm sao để hạ sốt cho bé nhiều mẹ lấy đá và trườm đá hoặc cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt. Việc làm này đã khiến cho không ít bậc cha mẹ phải trả giá.
Tuy nhiên việc làm này sẽ gây ra phản ứng cấp tính của hệ miễn dịch, giúp kích thích và thu hút miễn dịch tại vùng cơ thể bị các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virut xâm nhập. Phản ứng này dẫn đến sự sinh nhiệt cho cơ thể, được coi là hoạt động tập luyện nâng cao hệ miễn dịch. Chính vì vậy, khi trẻ sốt không quá 38,5oC các bậc phụ huynh không chườm đá hoặc cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
Lạm dụng paracetamol
Thuốc hạ sốt paracetamol là loại thuốc hạ sốt dùng quá phổ biến và chính sự phổ biến này khiến tình trạng ngộ độc paracetamol ngày càng có xu hướng tăng lên. Nhưng việc các bà mẹ tùy tiện cho bé nhà mình sử dụng thuốc hạ sốt có thể làm cho bé bị nhờn thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ cho cơ thể của trẻ.