Phở là món ăn quen thuộc của người Việt. Trà đá lại càng phổ biến từ Bắc vào Nam. Trong các quán ăn thường có thêm món trà đá phục vụ thực khách. Thông tin ăn phở nhiều mỡ, kết hợp trà đá lạnh gây mỡ đông lại làm hại dạ dày lâu dần tăng nguy cơ ung thư khiến nhiều người hoang mang.
Tuy nhiên theo giải đáp của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội trên thì thông tin này không có cơ sở. Mỡ khi gặp lạnh có thể đông lại là phản ứng bình thường. Nhưng phở và trà đá không thể phản ứng làm đông mỡ đượ. Dạ dày trong môi trường cơ thể 37 độ sẽ khiến cấu trúc phân tử mỡ bị vỡ ra và hóa lỏng, sau đó chúng tiếp tục trải qua quá trình tiêu hóa. Do vậy, thông tin ăn phở kèm uống trà đá gây mỡ vón cục, đông đặc dẫn đến viêm nhiễm, ung thư là phản khoa học, chỉ là tin đồn.
Tuy nhiên ăn phở, uống cùng trà đá nên lưu ý một số điều sau nếu không muốn gây hại:
Không nên ăn phở, bún miến cùng với trà quá đặc: Nói chung không nên uống trà đặc cùng hoặc ngay sau bữa ăn có nhiều protein, sắt bởi vì trà có chứa nhiều tanin, ức chế hấp thu sắt, trong khi thịt bò chứa khá nhiều sắt, vì thế cần hạn chế hoặc lựa chọn loại nước khác phù hợp hơn.
Việc ăn phở nóng, rồi lại quay sang uống ngay trà lạnh, làm nhiệt độ khoang miệng thay đổi nhanh có thể ảnh hưởng tới răng miệng nhất là với người nhạy cảm, có thể tăng nguy cơ hỏng men răng, tê buốt răng. Nhiều người vẫn có thói quen này vì ăn phở thì cần ăn nóng mới ngon nhưng nóng quá lại muốn uống ngay ngụm trà lạnh để hạ nhiệt, có người ăn vài miếng phở, húp tí nước rồi lại uống thêm ngụm trà đá. Thói quen đó không tốt cho răng miệng.
Không nên ăn nhiều bún miến phở có nước béo nếu không muốn bị tăng cân và tăng cholesterol. Bạn nên chọn ăn nước trong để giảm lượng chất béo vào cơ thể. Ăn nhiều chất béo làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như mỡ máu, rối loạn lipid.
Trà đá nên uống ít sau khi ăn để coi như là súc miệng, giảm cảm giác mỡ, thức ăn khó chịu trong miệng. Bạn nên uống trà sau ăn khoảng 1 giờ. Hơn nữa việc uông quá nhiều nước trong khi ăn, vừa nước phở lại thêm nước trà, khiến làm loãng enzym tiêu hóa nên giảm khả năng tiêu hóa. Đây là thói quen của nhiều người Việt, khi ăn dùng nhiều nước, chan nhiều nước canh làm loãng enzym tiêu hóa.
Trà đá tại nhiều cửa hàng bún miến phở cũng có nhiều dạng. Có nhà hàng nấu trà tươi, có nhà hàng dùng trà mạn, có nhà hàng dùng trà sâm dứa (tỷ lệ trà khá ít, và có hương liệu tạo thơm). Cửa hàng bún miến phở cũng có nơi dùng nguyên liệu sạch, nơi dùng hàng đông lạnh hàng loại cuối chợ, phở bún có thể nhiễm chất phụ gia làm trắng, tạo dai. Những nguyên liệu kém chất lượng và những chất phụ gia không đảm bảo đó mới là nguyên nhân gây hại chính cho sức khỏe. Do đó bạn cũng nên chú ý khi ăn uống chọn hàng quán đảm bảo.
Tác giả: An Nhiên
-
Loại hạt tí hon đầy chợ Việt, giá rẻ mà canxi gấp gần 8 lần sữa, 14 lần trứng, chống K, ngừa loãng xương
-
5 loại cá nước ngọt gây K gan, người Việt Nam tthường ăn mà không hay biết
-
Thầy lang xưa bảo: "Không muốn sống ngắn thì đừng ngủ ba lần", là những lần nào?
-
Người bẩn mấy cũng không nên tắm gội vào 5 thời điểm này, tránh tự hại chính mình
-
8 bộ phận của con gà là ‘thuốc’ chữa bệnh cực kỳ tốt không nên bỏ qua