Ăn nhiều da gà và cổ gà
Ăn nhiều da gà và cổ gà không tốt cho sức khỏe, mặc dù thịt gà rất dinh dưỡng. Da gà thường chứa nhiều chất béo và cholesterol cao, cũng như là nơi sống của nhiều loại vi khuẩn có thể gây hại. Đặc biệt, da ở cổ gà chứa các tuyến bạch huyết có thể chứa độc tố và chất tăng trọng từ quá trình chăn nuôi.
Ăn nhiều phao câu gà
Ăn phao câu gà cũng không được khuyến khích, dù nhiều người thích vị béo ngậy của nó. Phao câu gà là phần ở đuôi gà, nơi tập trung nhiều tuyến dịch bạch huyết. Các tuyến này có thể chứa các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh, không thể phân giải. Do đó, phao câu gà trở thành một nơi tích tụ chất độc, gây hại cho sức khỏe.
Không nên ăn thịt gà với cơm nếp nhiều
Không nên kết hợp thịt gà với cơm nếp nhiều, vì cả hai đều có tính chất ấm và ngọt, dễ gây ra chứng bạch thốn trùng (sán dây). Do đó, việc hạn chế ăn thịt gà cùng với cơm nếp là cần thiết để tránh tình trạng này.
Không ăn thịt gà cùng tôm, cá chép
Tránh kết hợp thịt gà với tôm và cá chép, vì trong y học cổ truyền, thịt gà có tính ôn, trong khi cá chép có tính hàn. Ăn lẫn hai loại này có thể gây ra chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Tôm và gà đều có tính ôn và dễ động phong, nên việc ăn cùng nhau có thể gây ra mẩn ngứa trên da.
Không ăn thịt gà cùng tôm, cá chép
Ngoài ra, tránh kết hợp thịt gà với muối vừng và kinh giới. Thịt gà thuộc phong mộc và tạng can, trong khi vừng có vị ngọt và tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong. Kinh giới có vị cay tính ấm và phá kết khí. Khi kết hợp cùng nhau, các thành phần này có thể ảnh hưởng đến tạng can, gây ra chứng chóng mặt, ù tai, run rẩy cả người
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Vì sao trở trời thường bị đau nhức xương khớp?
-
Loại gia vị được xem như ‘thuốc’ hạ đường huyết tự nhiên, giúp não bộ bớt ì ạch
-
Tại sao bạn thâm quầng mắt, không hẳn do thiếu ngủ mà có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm
-
Rửa thịt gà đừng để ngay dưới vòi nước, dùng thứ rẻ tiền này sạch hết lông tơ, da vàng hơn hẳn
-
Đàn ông ngoài 50 tuổi lông mày đột nhiên dài ra, là dấu hiệu gì?