Thời điểm vàng ăn trứng vịt lộn tốt hơn uống "trăm vạn" thuốc bổ

( PHUNUTODAY ) - Trứng vịt lộn là một trong những món ăn khoái khẩu của rất nhiều người người, có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể, nhất là khi ăn vào thời điểm này.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong một quả trứng vịt lộn chứa tới 182 kcal, 13,6 gam protein, 12,4 gam lipit, 82 mg canxi, 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này còn chứa vitamin A, B và C, sắt... rất tốt cho cơ thể. Còn theo Đông y, trứng vịt lộn được biết đến như một vị thuốc bổ máu, ích vị, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực, cải thiện tình trạng nhẹ cân, còi xương...

Khi ăn trứng vịt lộn, mọi người thường ăn cùng với rau răm, gừng tươi đem lại tác dụng chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể, đau đầu và chóng mặt... Trứng vịt lộn tốt là vậy nhưng không phải thời điểm nào cũng có thể ăn, việc ăn món ăn này vào thời điểm nào sẽ quyết định rất nhiều đến lợi ích mà nó có thể mang lại.

Thời điểm tốt nhất để ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn không phải là món ăn phù hợp cho bữa trưa hay bữa tối mà theo các chuyên gia nó nên được ăn vào bữa sáng. Nguyên nhân là do, trong khoảng thời gian dài từ 10-12 giờ từ bữa tối hôm trước, nguồn dinh dưỡng dồi dào từ trứng sẽ có thể cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể để bắt đầu một ngày mới. Không những vậy, trong trứng vịt lộn còn có chứa hàm lượng protein và cholesterol cao vì thế không nên ăn vào buổi tối, khi cơ thể ít hoạt động sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.

Tại sao nên ăn trứng vịt lộn kèm với rau răm?

Rau răm thường được biết đến như một loại rau thơm, có tác dụng giúp làm tăng gia vị và kết hợp được với rất nhiều món ăn khác nhau. Ăn rau răm có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể như chữa say nắng, làm ấm bụng, giải hàn, mạnh gân cốt, sáng mắt, có lợi cho não bộ, dùng để sát trùng và chống đầy hơi... hiệu quả.

Theo Đông y, rau răm là một loại thảo dược, là thuốc phòng chữa bệnh với các đặc trưng như tính ấm, vị cay nồng và mùi thơm hăng. Khi ăn trứng vịt lộn, mọi người thường ăn kèm cùng với rau răm để tạo nên một hương vị hài hòa, không bị ngán. Rau răm ăn kèm cùng trứng vịt lộn, gừng mang lại khẩu vị hài hòa, tác dụng cân bằng tránh đầy hơi, khó tiêu hay lạnh bụng. Ngoài ra, Trứng vịt lộn có tác dụng bổ máu, cải thiện sinh lý, tăng cường dưỡng chất cho cơ thể. Vì vậy, nếu như ăn loại trứng này kèm với rau răm sẽ giúp cân bằng âm dương, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Những người nên hạn chế ăn trứng vịt lộn

Dù biết rằng, trứng vịt lộn rất bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn trứng vịt lộn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn không phải là một trong những loại thực phẩm phù hợp với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 5 tuổi chưa hoàn thiện. Ăn trứng vịt lộn sẽ khiến bé cảm thấy khó tiêu. Vì vậy, cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 1/2 quả/lần và ăn 1 lần/tuần thôi nhé.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển nhưng không nên ăn quá 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần. Ăn vào buổi sáng để tránh đầy bụng, khó tiêu.

Ăn bao nhiêu trứng vịt lộn là đủ?

Trong một trứng vịt lộn có đến hơn 180 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt… Như vậy mặc dù là một món ăn bổ dưỡng nhưng nếu nạp quá nhiều vào trong cơ thể dễ gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Vì thế, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất cũng chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần thôi nhé!

Tác giả: Minh Hằng