1. Những người nên hạn chế ăn trứng vịt lộn.
- Người mắc bệnh tim mạch: Hàm lượng chất đạm và cholesterol trong trứng vịt lộn rất cao, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu làm tăng nguy cơ xơ vữa hoặc tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ.
- Người bị huyết áp cao: Việc ăn trứng vịt lộn có thể làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, ăn trứng vịt lộn cũng đồng nghĩa với việc là bạn đang nạp vào cơ thể một lượng lớn chất đạm và cholesterol - một trong những tác nhân chính gây nên cao huyết áp.
- Người mắc bệnh về gan, tỳ vị: Nếu gan đang trong tình trạng bị tổn thương, lượng đạm trong trứng vịt lộn sẽ khiến gan phải hoạt động hết công suất, dẫn đến những tổn hại lớn hơn. Ngoài ra, món ăn này có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan, tỳ vị dễ bị đầy hơi, khó tiêu, và đau bụng.
- Người đang bị sốt: Khi ăn trứng vịt lộn, protein sẽ bị phân huỷ và sinh ra nhiệt lượng cao hơn 30% so với bình thường, vì thế những người đang sốt ăn trứng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng cao, dễ gây co giật và biến chứng lên não.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai có thể ăn vịt lộn nhưng không nên ăn kèm với rau răm sống hay gừng tươi. Rau răm tuy tốt với sức khỏe nhưng sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Gừng tươi nóng có thể gây sảy thai trong giai đoạn đầu thai kỳ, nếu mẹ có cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo. Không nên ăn trứng vịt lộn trong giai đoạn cuối thai kỳ vì sẽ gây tích quá nhiều đạm, chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol xấu trong máu.
- Trẻ dưới 5 tuổi: Trẻ dưới 5 tuổi có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, nếu ăn trứng vị lộn sẽ dễ gây trướng bụng, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng sức khỏe. Nếu vẫn muốn cho con ăn, cha mẹ chỉ nên cho con ăn 1/2 quả trứng mỗi lần, mỗi tuần từ 1 - 2 lần.
2. Những thực phẩm không nên ăn cùng với trứng vị lộn
- Óc lợn: Nếu ăn hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng vô cùng cao có thể làm tăng huyết áp đột ngột và thậm chí gây tử vong.
- Nước cam: Uống nước cam khi ăn trứng vịt lộn sẽ khiến protein trong trứng phản ứng với axit tartaric trong cam và gây nên tình trạng tiêu chảy, chướng bụng,…
- Quả hồng: Ngay sau khi ăn trứng vịt lộn xong, bạn lại ăn quả hồng thì sẽ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm,…
- Thịt thỏ và ngỗng: Đây đều la những loại thực phẩm có tính hàn không nên ăn chung với nhau, không rất dễ bị đau bụng...
- Nước chè: Trong nước chè có hàm lượng axit tannic cao nếu kết hợp với protein trong trứng vịt lộn có thể gây khó tiêu, đầy bụng.
- Sữa: Trong sữa có hàm lượng chất Lactose khá cao, ngược lại trứng vịt lộn thì lại chứa rất nhiều Protein. Nếu bạn vừa ăn trứng vịt lộn và uống sữa cùng một lúc thì sẽ giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất vào cơ thể, quá trình tiêu hóa cũng diễn ra lâu hơn.
3. Một số lưu ý khác khi ăn trứng vịt lộn
- Không ăn quá nhiều: Trong một quả trứng vịt lộn có chứa tới 182kcal, 60mg cholesterol, 212g phốt pho, 82mg canxi, 12,4g lipit, 13,6g protein và rất nhiều các thành phần dinh dưỡng khác. Nếu bạn ăn trứng vịt lộn quá nhiều có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu và gây nên các vấn đề như thừa vitamin A, đái tháo đường và các bệnh về tim mạch.
- Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối: Không đơn giản mà trứng vịt lộn trở thành một món ăn sáng phổ biến vì đây là thời điểm thích hợp nhất để ăn món ăn này. Bạn không nên ăn trứng vào buổi tối vì nó có thể gây khó chịu, đầy hơi, không tiêu hóa được.
- Nên ăn trứng với rau răm: Không phải bỗng nhiên mà chúng ta thường ăn trứng vịt lộn với rau răm. Vì đây là loại rau thơm có tác dụng sát trùng, chống đầy hơi và giữ ấm bụng. Loại rau này khi ăn kèm với trứng vịt lộn sẽ giúp cân bằng âm dương, tránh bị đầy hơi, lạnh bụng.