Khi thời tiết trở lạnh, chúng ta dễ bị cảm cúm, chảy nước mũi, nghẹt mũi khản tiếng mất giọng. Thời tiết quá lạnh cũng khiến suy giảm miễn dịch do đó cần nâng cao khả năng giữ ấm cho thể. Giữ ấm không chỉ là thêm quần áo mà còn là ăn những món ăn giữ ẩm bổ dưỡng cho mùa đông Đặc biệt những món canh dưới đây không chỉ giữ ấm mà còn dễ làm và bổ dưỡng, nâng cao khả năng miễn dịch, lại dễ nấu. Mùa đông khí hậu không chỉ lạnh mà có lúc còn khô hanh mưa rét thất thường. Do đó đây là lúc rất nhiều loại bệnh vi khuẩn virus phát triển như viêm phổi, cảm cúm, viêm mũi, viêm họng, tỷ lệ mắc các bệnh khác cũng cao hơn.
Hãy làm 3 món canh này dễ làm lại dễ ăn nhé
Táo đỏ, hạt sen hầm dạ dày lợn
Mùa đông trời lạnh nên bổ khí huyết. Dạ dày hầm táo đỏ là món ăn dễ nuốt và dễ tiêu hóa lại giúp tăng cường khí huyết cho cơ thể. Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc và y học dân gian thì dạ dày lợn đi vào kinh lạc tỳ vị và dạ dày. Những người gầy yếu, ăn không ngon miệng, khó tiêu hóa, bị bệnh dạ dày nếu ăn loại thực phẩm này đúng cách sẽ có lợi cho cơ thể. Táo đỏ lại là trái cây có hàm lượng vitamin C dồi dào giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Dạ dày lợn và táo đỏ, cả hai thứ này được hầm chung với nhau giá trị dinh dưỡng sẽ càng cao.
Cách làm: Táo đỏ ngâm cho mềm. Dạ dày lợn mua về bóp sạch với bột mì, muối. Sau đó thái dạ dày thành miếng vừa ăn. Táo đỏ bổ đôi bỏ hạt. Cho cả hai vào hầm, nếu có nồi áp suất có thể hầm trong nồi áp suất. Có thể thêm hạt sen, một ít hoa hồi tạo hương thơm và màu cho đẹp mắt. Hầm mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn, ăn khi còn ấm.
Đậu đen hầm đuôi lợn
Đuôi lợn là bộ phận thịt lợn ăn không ngấy mà lại nhiều collagen. Theo Đông y, đậu đen tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, dưỡng thận, chống lão hóa. Ăn đậu đen giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa cao huyết áp. Đậu đen cũng giúp dưỡng gan, giải độc gan, đặc biệt dịp cuối năm nhiều tiệc tùng bia rượu thì gan càng cần giải nhiệt. Hơn nữa cuối năm thời tiết rét ít vận động nên cần thải độc tốt hơn. Đậu đen kết hợp đuổi lợn sẽ tạo ra món ăn ngon hấp dẫn.
Cách làm: Đậu đen ngâm 4 tiếng cho hạt sạch và loại bỏ chất kìm chế nảy màm trong hạt. Sau đó rang trên chảo để hạ tính hàn của đậu đen. Đuôi lợn làm sạch qua nước giấm hoặc rượu gừng, chặt miếng vừa ăn. Sau đó cho vào hầm cùng táo đỏ, đậu đen, đuôi lợn và vài lát gừng, thêm chút hoa hồi. Hầm cho đuôi và đậu mềm là nêm nếm gia vị vừa ăn. Ăn khi còn ấm sẽ tốt hơn ăn nguội.
Canh khoai sọ sườn lợn
Khoai sọ là loại khoai rất giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, sắt, canxi, phốt pho, vitamin B1, B2, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giúp tăng cảm giác thèm ăn. Khoai sọ giúp bổ sung dinh dưỡng cho những người suy nhược cơ thể, người gầy yếu mệt mỏi kém ăn. Những người già, cao tuổi sức đề kháng yếu thì khoai sọ rất tốt cho họ.
Sườn lợn giàu dinh dưỡng, hầm lên thơm ngon giúp bổ sung đạm, canxi. Canh khoai sọ sườn hầm kỹ giúp người già và trẻ nhỏ đều dễ ăn.
Cách làm: Sườn lợn mua về chặt miếng vừa ăn ngâm nước lạnh khoảng 1 tiếng cho tiết hết máu. Cho vào nồi nước đun lên sôi để chần rôi rửa lại xương. Sau đó cho sườn vào hầm cho mềm nhừ thì cho khoai sọ đã gọt vỏ ngâm muối vào. Hầm cho tới khi khoai chín bở. Nếu gia đình thích ăn thêm rau nhút có thể thêm rau nhút cho thơm. Nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm chút hành lá rau mùi là được. Nếu người già rụng răng hoặc trẻ nhỏ chưa nhai được, bạn có thể dùng thìa dầm cho khoai mềm thành súp, xé nhỏ thịt dính trong sườn cho dễ ăn.
Tác giả: An Nhiên
-
10 món ngon từ su hào đổi vị cho mâm cơm gia đình bạn
-
Luộc trứng chỉ bỏ mỗi nước thôi chưa đủ: Bỏ thêm thứ này vào trứng chín đều, đậm vị dễ bóc vỏ
-
3 thói quen kỳ quặc ở trẻ nhưng là dấu hiệu thành công trong tương lai, cha mẹ chớ nhầm lẫn mắng con
-
Cách làm trứng cút ngâm tương đơn giản, chỉ 10 phút là có món ngon “đánh bay” mâm cơm ngày lạnh
-
Trẻ có những dấu hiệu này, lớn lên thông minh, hiếu thuận, cha mẹ được hưởng phúc, xem con bạn có không?