Trong 3 năm đầu đời rất quan trọng với trẻ, tính cách của trẻ lúc 3 tuổi có thể cho thấy tương lai sau này sẽ như thế nào. Thông thường những năm đầu đời sẽ hình thành nên tính cách của trẻ khi trưởng thành. Tất nhiên trong quá trình trải nghiệm học tập và môi trường thay đổi cũng sẽ có tác động lên trẻ nhỏ nhưng về cơ bản những gì trẻ học được trong những năm đầu đời sẽ được giữ lại. Do đó khi thấy con bạn có những đặc điểm này hãy cố gắng theo dõi phát huy cho con nhé:
Trẻ biết chịu trách nhiệm sớm
Đó là những em bé khi mắc lỗi sẽ xin lỗi và còn biết nhận sự trách phạt. Những em bé có tinh thần trách nhiệm cao như thế này khi lớn lên sẽ là người đáng tin cậy và cẩn trọng, sống có trách nhiệm nhìn trước sau. Tinh thần này giúp các em được yêu mến và luôn tự cố gắng, yêu thương lại cha mẹ, chia sẻ gánh nặng gia đình và giúp đỡ người khác. Với tinh thần này khi lớn lên các con sẽ học hỏi tiến bộ hơn và luôn xứng đáng là người dẫn đầu dám nhận trách nhiệm thì sẽ có cách vượt qua. Để dạy điều cho trẻ tinh thần trách nhiệm thì cha mẹ phải làm gương, khi sai phải nhận sai xin lỗi con. Ngoài ra, bố mẹ sẽ không thể dạy một đứa trẻ dám chịu trách nhiệm khi con biết rằng mình sẽ chịu hình phạt nặng nề nếu không hoàn thành một việc nào đó. Đánh con, mắng con, dọa nạt... chỉ khiến đứa trẻ càng trở nên sợ hãi. Vì vậy trẻ sẽ gian dối, tìm mọi cách chối bỏ trách nhiệm. Khi các bậc phụ huynh hướng dẫn con cách đưa ra quyết định trước một sự việc thì nên dạy con chịu trách nhiệm trước lựa chọn đó.
Nếu khi con mắc lỗi lầm cha mẹ nên phân tích giảng giải cho con hiểu, cho con thấy hậu quả thay vì chỉ la mắng chỉ trích không.
Trẻ không dễ dàng bỏ cuộc trước khó khăn
Khi gặp một vấn đề gì đó, nếu trẻ kiên trì chứng tỏ đó là những em bé gan dạ can đảm và có mục tiêu sắt đá. Đó chính là một trong những tính cách của người thành công. Kiên trì nhắm mục tiêu và đi mạnh mẽ cương quyết chiến thắng là phẩm chất của người thành công. Dễ dàng bỏ cuộc chính là thất bại ngay từ khởi đầu. Kiên trì, không bỏ cuộc cũng cho thấy tố chất tinh thần của con rất mạnh, trẻ có đủ sức mạnh nội tâm để đối mặt khó khăn. Bạn sẽ yên tâm khi có một đứa con như vậy. Còn những em bé dễ dàng nản chí và bỏ cuộc là những em bé kém tự tin và thể chất tinh thần kém, dễ bị chán nản, dễ bị tác động tiêu cực.
Do đó cần khuyến khích sự kiên trì ở con và khi con trì được 1 việc gì đó hãy khen ngợi động viên để con tiếp tục rèn luyện ý chí này. Chính trong gia đình thì cha mẹ cũng nên là người kiên trì.
Trẻ thích thử sức và ưa trải nghiệm
Những em bé thích thử ức và ưa trải nghiệm sẽ có cái nhìn và sự hiểu biết sâu rộng hơn trong cuộc sống so với những em bé lười trải nghiệm và chỉ sống trong sự an toàn. Trải nghiệm chính là con đường để gia tăng nhận thức và kinh nghiệm từ đó rèn bản lĩnh nghị lực và cả sự hiểu biết. Do đó nếu con bạn thích thử bất cứ điều gì có nghĩa là con bạn rất có triển vọng hãy tạo cơ hội hỗ trợ bé được trải nghiệm. Lúc này, cha mẹ không nên ngăn cản mà phải khuyến khích trẻ làm những gì hợp lý.
Tuyệt đối đừng ngăn cản con bằng giọng nói có gì hay đâu, cái đó có tốt gì cho cuộc sống cho bài học của con đâu... Bất cứ một trải nghiệm nào cũng cho bài học đích đáng, miễn là trải nghiệm đó lành mạnh không làm tổn thương con cái, và dẫn con vào đường hư hỏng.
Nhiều cha mẹ chỉ mong con học tốt thành tích cao mà không tập trung vào những trải nghiệm đời thường của con. Nhưng bạn nên biết rằng những trải nghiệm đời thường rất quý giá vì chúng giúp con bạn trở thành một em bé hiểu biết có kinh nghiệm thực tiễn chứ không chỉ như những chú gà công nghiệp học hỏi trong sách vở không.
Do đó kể cả cha mẹ trải nghiệm cùng con cũng vô cùng thú vị,đó cũng có thể là một lần cho bạn sự đổi mới trong cuộc sống và những sự gắn kết với con tốt hơn, thậm chí có những trải nghiệm cùng con dạy lại cho bạn bài học tốt hơn về cuộc sống.