Ngũ cốc nguyên hạt
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên bổ sung thêm ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Ngoài ra, các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm bởi cơm khiến tăng lượng đường trong máu.
Rau lá xanh
Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì rau cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác đều là những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, kể cả vitamin C. Theo các chuyên gia cho biết phần lớn những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc huyết áp cao khi hấp thụ nhiều vitamin C hơn sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng ít hơn tránh nguy cơ đột quỵ cho bệnh nhân tiểu đường.
Trứng
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều protein, canxi… chúng là một trong những món ăn có thể làm bạn no lâu hơn. Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì trứng là một loại thực phẩm tốt giúp giảm viêm nhiễm, cải thiện độ nhạy insulin và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt HDL và giảm lượng cholesterol xấu LDL.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ với những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu có chế độ ăn uống với lượng đạm cao, bao gồm cả 2 quả trứng mỗi ngày, sẽ giúp cải thiện sức khỏe.
Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì các bệnh nhân không nên ăn nhiều cùng lúc sẽ dễ làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng sức khỏe. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn để dễ dàng tiêu hóa hấp thu hơn.
Tác giả: Min Min
-
Covid-19 chuyển sang giai đoạn mới: Đây là điều quan trọng cần biết khi đi chợ để tránh lây nhiễm
-
Cận cảnh căn nhà của Đoàn Văn Hậu: Phát hiện món quà "đặc biệt" đầu tiên mua tặng bố mẹ, ai cũng bất ngờ
-
Những cách làm tan máu bầm nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà
-
Ăn mì tôm nhớ làm 5 điều này để không tăng cân, nổi mụn, tích "độc" trong người
-
Uống nước ép cà rốt mỗi ngày: Sáng mắt, đẹp da dại gì không thử